Diễn đàn 12A6-NTB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn 12A6-NTB

Diễn đàn những người bạn đã từng chung lớp 10,11,12A6 Trường PTTH Nguyễn Thái Bình 1984-1987


You are not connected. Please login or register

Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ?

+5
ptnthuy
nthao
ttha
dtnghia
nttuyen
9 posters

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

1Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sat Sep 01, 2012 10:45 pm

nttuyen



.Vì tác giả của bài viết là người phương Tây nên post bài này đọc thấy có ... hợp ý không chắc là tùy... "ý" của mỗi người! drunken

----------

CHIA SẺ CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC
( Trích The rule of love – Richad Templar)

. Bạn phải đối xử với người ấy thật công bằng, nếu không hai bạn sẽ không có một mối quan hệ bình đẳng. Nếu bạn yêu người ấy thì đây là một cách biểu lộ tình cảm đó. Cho dù xuất thân, học vấn của bạn thế nào, điều công bằng duy nhất là cả hai đều phải để dành ra một khoảng thời gian và công sức ngang nhau để chăm lo cho cuộc sống của hai người.
Hay nói cách khác, không nằm ườn ra khi đi làm về trong khi người ấy chuẩn bị tất cả bữa tối. Không ngủ nướng vào buổi sáng khi người ấy phải dậy cùng các con. Hai người nên cùng chia sẻ công việc và cùng nghỉ khi mọi việc đã hoàn tất. Vì thế, nếu bạn về nhà và thấy người ấy đang bận rộn bếp núc thì hãy giúp một tay, hay làm một số việc nhà, hoặc cho con cái đi ngủ… .

. Tất nhiên bạn không cần phân chia rạch ròi mọi việc, bạn có thể làm bất cứ việc gì bạn thích. Trong gia đình tôi, tôi làm công việc giặt giũ còn vợ tôi phụ trách việc mua sắm. Nó phù hợp với cả hai chúng tôi. Buổi sáng tôi thường dậy sớm hơn vợ vì tôi muốn đi ra ngoài đôi phút (để hít thở không khí trong lành chẳng hạn). Còn vợ tôi không có nhu cầu đó nên cô ấy ngủ thêm một chút. Tôi có thể thư giãn khi cô ấy làm một vài việc vặt lúc chập tối, nhưng đó là vì đến khuya tôi sẽ làm nốt một số công việc khác khi cô ấy đã đi ngủ. Vì thế, tuy chúng tôi không làm những công việc giống nhau, nhưng chúng tôi đều thấy vui vẻ vì sự phân công đó là ngang bằng nhau, và cả hai đều không cảm thấy bị đối xử tệ.

. Tôi đã thấy nhiều người - hầu hết là đàn ông – giải thích rằng họ phải kiếm tiền và làm việc vất vả suốt cả ngày trong khi vợ họ chỉ ở nhà với con. Điều này khiến họ phải cố gắng nhiều hơn, vì thế họ muốn vợ họ làm nhiều việc hơn vào buổi tối và cuối tuần như một cách chia sẻ công bằng. Họ cần nghỉ ngơi nhiều hơn sau tất cả những nỗ lực vất vả đó.

. Nếu đó là quan điểm của bạn thì hãy để tôi nói cho bạn biết vài điều. Tôi đã làm rất nhiều việc, bao gồm cả công việc lao động chân tay và sáng tạo. Tôi là trụ cột, là lao động chính của gia đình. Tôi cũng đã chia sẻ công việc với vợ tôi bằng cách ở nhà với con suốt cả ngày. Và tôi có thể nói với bạn rằng điều khó khăn nhất không phải là ra ngoài kiếm tiền mang về nhà. Chăm sóc con cả ngày còn vất vả hơn những việc mà tôi đã làm. Nếu bạn không tin, hãy nghỉ việc vài ngày ở nhà và chơi với lũ trẻ. Nếu vợ bạn không ở nhà vun vén cho gia đình, bạn sẽ không thể tự do đi kiếm tiền được. Vì thế, hãy công bằng và chia sẻ công việc nặng nhọc đó. Và người xứng đáng được nghỉ ngơi thêm chính là người đã chăm sóc con cái suốt cả ngày.

2Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Wed Oct 05, 2011 10:12 pm

nttuyen



TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU HƯỚNG TỚI HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI XA LẠ HOÀN HẢO.
. Gordon Livingston

. Không có nhân tố nào của sự không hài lòng với cuộc sống thông thường hơn là niềm tin rằng trong tuổi trẻ, chúng ta đã lựa chọn sai người bạn đời của mình. Những ảo vọng tiêu tan thường được khơi gợi từ một điều tâm niệm rằng ở đâu đó có một người sẽ cứu rỗi chúng ta bằng tình yêu của mình. Nhiều sự không chung thủy chính là đỉnh cao của những cuộc hôn nhân bất hạnh nhưng lại đặt trên nền tảng của ảo ảnh này.
. Một vài đánh giá về sự ngoại tình trong hôn nhân vào tuổi bốn mươi thường đưa ra con số khoảng 50 đến 65% đàn ông và 35 đến 45% đàn bà đã có gia đình. Trong một xã hội mà những giá trị hôn nhân dựa trên nền tảng một vợ một chồng thì những con số này không chỉ biểu hiện sự đạo đức giả mà cả sự không hài lòng thường trực của ta với những người bạn đời. Điều gì là cái mà những con người bất hạnh đó tìm kiếm ngoài hôn nhân?
. Mặc dù có sự đa dạng trong các đối tượng, người ta thường tìm kiếm sự bảo đảm lại giá trị của mình.. Trong một vài lĩnh vực, mỗi một hành động đi tìm nguồn vui lại là sự trả lời cho nỗi sợ cái chết. Khi chúng ta già đi và cố tìm cách thỏa hiệp với mơ ước được trẻ mãi không già và bất tử, một câu trả lời là tìm kiếm kinh nghiệm để nuôi dưỡng ảo tưởng về sự hấp dẫn mãi mãi của chúng ta. Còn có cách nào tốt hơn là quan hệ tình dục với một người nào đó mới mẻ ?
. Tiến trình lành mạnh của sự trưởng thành sẽ cho phép chúng ta nuôi dưỡng niềm tin rằng chúng ta có những phẩm chất hiếm có và đem lại cho chúng ta cảm giác vững chắc của người đáng yêu và được yêu. Nhưng điều này lại là một kết quả lý tưởng, người ta thường có xu hướng tìm kiếm trong sự thất vọng một người nào đó yêu họ vô điêu kiện nhưng lại khó chịu khi bị người khác yêu cầu đúng như vậy. Chúng ta hiếm khi nhận được sự tán thành này từ người bạn đời của mình, điều đó chính là nguyên nhân của trạng thái càu nhàu khó chịu và sự không hài lòng thầm lặng trong hầu hết các cuộc hôn nhân.
. Trong thực tế, cái điều đã trải qua đối với tình yêu của những người trưởng thành rất giống với một loại hợp đồng dịch vụ không thành văn bản. Về truyền thống, điều này thường có một dạng thỏa thuận ngầm rằng người đàn ông phải chịu trách nhiệm về sự an toàn tài chính trong khi người đàn bà cung cấp sự phục vụ trong gia đình, tình dục, chăm sóc con cái. Phong trào nữ quyền đã đưa tới một sự đàm phán lại về hợp đồng đó để thỏa mãn nhu cầu của một số phụ nữ muốn tham gia công việc ở bên ngoài gia đình hay bộc lộ sự ngần ngại của họ trong việc một mình đảm nhận việc nuôi dưỡng và chăm sóc con cái cũng như những việc vặt trong nhà. Những bước phát triển mới này theo hướng tự do hơn với sự bình đẳng giới đã có hệ quả là một cảm giác phản ứng và cạnh tranh được nâng cao hơn lên trong nhiều cuộc hôn nhân.
. Các nhà đấu tranh vì nữ quyền đã tin rằng không ai chịu chia sẻ quyền lực một cách tự nguyện , người ta phải giành giật lấy. Thái độ này thực ra không phải là phương thuốc cho căn bệnh phân cách trong gia đình và mang lại sự gần gũi. Khi điều này được kết hợp thêm với sự độc lập về tài chính của người phụ nữ, chúng ta chẳng nên ngạc nhiên là hơn nữa cuộc hôn nhân hiện nay ở Mỹ sẽ chấm dứt trong ly hôn. Trong một mặt nào đó, sự thay đổi này có vẻ là một điều tốt. Mọi người ít bị mắc kẹt trong những mối quan hệ mà họ không hài lòng. Bất kỳ một sự phát triển nào của xã hội sẽ làm gia tăng sự chọn lựa của chúng ta, cuộc sống dường như được cải thiện, thế thì tại sao chúng ta lại sống mà luôn cảm thấy là chúng ta đang đánh mất một điều gì rất quan trọng ?
. Trước hết, nó gây ra sự hủy hoại có ảnh hưởng xấu đối với con cái. Chúng phải tập thích nghi với sự chia ly của cha mẹ khi còn quá nhỏ. Có vẻ như là tốt hơn cho chúng để mà sống với các bậc cha mẹ ly hôn còn hơn là sống trong một gia đình bất hạnh nhưng liệu có phải là các bậc cha mẹ bây giờ chỉ biết theo đuổi hạnh phúc riêng của mình mà không nghĩ gì đến con cái hay không? Có chứng cớ rõ ràng rằng sự tan vỡ của hôn nhân sẽ gây ra hậu quả là sự bất ổn cực lớn và sự bất hạnh cho lũ trẻ, đặc biệt là bởi vì hầu hết thời gian, có một cảm giác cay đắng và oán trách giữa hai bố mẹ. Những đứa con này có thể thích nghi bằng cách nào đó với sự đảo lộn hoàn toàn trong cuộc sống mà không có sự lựa chọn nào để cứu vãn những ảo mộng tan vỡ và sự suy sụp tinh thần hầu hết chúng đều phải trải qua.
. Bởi vì những hậu quả tinh thần và tài chính này, hầu hết sự ngoại tình đều không dẫn đến sự ly hôn mặc dù ly hôn thường là kết quả của sự ngoại tình. Tình trạng này thể hiện một mức độ nào đó sự lang chạ thường thấy trong những con vật. Ở một phương diện khác, sự ngoại tình lại là hình thức bộc lộ có một không hai của con người về nỗi sợ và sự mong chờ. Sự tìm kiếm một tình yêu lý tưởng vừa là triệu chứng ảo tưởng của tuổi trẻ vừa là nỗi khao khát lẫn nỗi sợ của tuổi trung niên. Sự ngoại tình do đó hầu như không đem lại sự cải thiện cho cuộc sống của chúng ta mà thường là phá hoại nó nhưng điều đó cũng không ngăn cản nổi con người vẫn tiếp tục thử nghiệm.
. Rất lâu trước đây Joan Baez đã hát : “Em bỏ đi để tìm một người hoàn hảo xa lạ…”.Tên của bài hát đó là Nguồn cội đau thương.

3Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Mon Feb 28, 2011 11:40 pm

nttuyen



NHỮNG QUY TẮC MỚI TRONG HÔN NHÂN
Thảo Vy biên dịch

1/ . Quy tắc cũ : Tận dụng thời gian rãnh rỗi bên nhau. Và nếu vợ hay chồng muốn có thời gian riêng mình, không phải bên cạnh nhau thì thật là đáng nghi ngờ.
. Quy tắc mới : Thỉnh thoảng chồng hay vợ đi chơi bên ngoài cùng với bạn bè mà không có chồng hay vợ kề bên. Việc này hoàn toàn bình thường, thậm chí có thể nói là cần thiết và sẽ làm cuộc sống gia đình bạn phong phú hơn.
Tuy nhiên, điều gì thái quá cũng không tốt. Không nên quá ham mê chơi bời với bạn bè hơn là dành thời gian cho vợ hay chồng của mình, cũng như chia sẻ các ý nghĩ hay tin tức quan trọng với bạn bè trước khi tiết lộ với người bạn đời.

2/ . Quy tắc cũ : Tìm lời khuyên từ chuyên gia để giúp gỡ rối hôn nhân .
. Quy tắc mới : Xây dựng một cuộc hôn nhân tốt đẹp ngay từ đầu bằng cách học hỏi những kỹ năng nuôi dưỡng mối quan hệ qua các tài liệu và hội thảo về hôn nhân.
Nhiều cặp vợ chồng trẻ ngày nay muốn phòng ngừa chuyện tan vỡ hôn nhân trước khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Họ tham gia các hội thảo về hôn nhân ở trường đại học, các hội tôn giáo và qua các buổi nói chuyện về quan hệ tình cảm, nơi họ có thể học được những kỹ năng thực tế về giao tiếp và thỏa thuận.
Họ cũng đọc nhiều sách vở và tra cứu trên các treng web hay hỏi các chuyên gia về bất cứ vấn đề gì từ sức khỏe, tài chính, hôn nhân, đến cách làm cha mẹ… để cùng góp sức xây dụng tổ ấm của họ ngày một hạnh phúc hơn.

3/ . Quy tắc cũ : Chồng và vợ phải chia đều công việc nhà.
. Quy tắc mới : Việc phân công công việc nhà còn tùy theo kỹ năng, thời gian và ý thích của mỗi người.
Ngày nay, do tác động của nữ quyền trong các gia đình, các anh chồng trẻ cũng tham gia vào công việc nhà và học hỏi được từ mẹ họ nhiều kỹ năng từ nấu nướng đến lau dọn để có thể giúp vợ nhiều hơn. Việc xem ai sẽ làm công việc nào cũng được thực hiện linh động hơn, tùy thuộc vào công việc làm, con cái hay các yếu tố khác về phong cách sống của hai vợ chồng.
Mặc dù nhìn chung người phụ nữ vẫn có khuynh hướng gánh trách nhiệm làm công việc nhà nhiều hơn người đàn ông, nhưng điểm mới ở đây là việc người vợ mong đợi chồng mình sẽ nhạy cảm với các nhu cầu của vợ cũng như các nhu cầu cấp bách trong việc quản lý nhà cửa.
Hai vợ chồng nên định kỳ cùng nhau xem xét qua tất cả công việc nhà, ví dụ xem ai nấu ăn ngon hơn, ai làm vườn giỏi hơn, ai có kế hoạch tiết kiệm tốt hơn.

4/ . Quy tắc cũ : Để có một cuộc hôn nhân bền vững, hãy chọn người bạn đời có cùng tầng lớp xã hội và có cùng nền tảng giáo dục như bạn.
. Quy tắc mới : Để có một sự kết hợp bền vững, vấn đề khác nhau về tầng lớp xã hội và nền tảng giáo dục không quan trọng. Điều quan trọng ở đây là kỹ năng thương lượng và dàn xếp.
Các cặp vợ chồng với xuất phát từ những gia đình có cách nuôi dưỡng giống hệt nhau nhưng vẫn gặp khó khăn trong cuộc sống chung nếu mỗi người chỉ chăm chăm giữ ý kiến riêng của mình. Ngược lại, những cặp đến từ hai nơi xa tít nhau có thể có cuộc sống gia đình hạnh phúc nếu họ đặt ưu tiên cho việc vừa phát triển những nền tảng giáo dục đã có của mỗi người, đồng thời vun đắp tình yêu của họ qua sự dàn xếp thỏa hiệp.
Một trong những phương pháp tốt nhất để dàn xếp với nhau về một vấn đề khó khăn là viết ra những giải pháp lý tưởng nhất có thể, theo sau là danh sách các thay đổi nhỏ mà bạn sẽ vui lòng thực hiện để tiến gần hơn đến một thỏa thuận
.

5/ . Quy tắc cũ : Mối quan hệ vợ chồng lãng mạn phải nhường chỗ cho việc chăm sóc con cái sau khi đã trở thành bố mẹ.
. Quy tắc mới : Sau khi có con, việc vẫn đặt mối quan hệ hôn nhân ở vị trí ưu tiên mang tính quan trọng then chốt.
Không có gì ngạc nhiên khi thời gian, năng lượng và những hy sinh trong việc nuôi dưỡng giáo dục con cái đã khiến bạn không còn hào hứng với mối quan hệ vợ chồng lãng mạn. Vì thế bạn hãy luôn nuôi dưỡng và tạo sự lãng mạn cho mối quan hệ vợ chồng với những thời gian, không gian riêng tư chẳng hạn như những buổi hẹn hò như thời yêu nhau ngày xưa, những bữa ăn tối dưới ánh nến lung linh…

nttuyen



. Mấy ngày qua mưa lũ hoành hành miền Trung, bá tánh màn ... nylon, chiếu cũng ... nylon, khổ hết biết... . Bạn đã chung tay giúp đỡ những người mà mình gọi là "đồng bào" chưa ? Nếu đã xong, thì click mouse xem mình post một bài cũng về , nhưng thứ lũ này kéo về bất kể thời tiết, tháng năm, ập xuống bất cứ khi nào ... lòng ta... dậy sóng.
--------------

. Đông Hạ

. Người tình tôi ra điều kiện mua cho cô căn hộ, bằng không hãy cho cô một danh phận . Cả hai điều kiện đều khiến tôi bối rối. Tôi thành thực thú nhận : Một căn hộ hay bất cứ thứ gì anh đều không tiếc với em, như khả năng tài chính hiện tại của anh không cho phép. Vậy anh ly hôn đi, em chỉ cần anh là đủ, cô kiên quyết. Tôi khổ sở, ràng buộc của tình yêu là tình yêu, em cần tờ hôn thú đó làm gì, vợ anh đó kìa, cô ấy là người phụ nữ hợp pháp nhưng có giữ nổi anh đâu. Người tình không vưà, vợ anh có hôn thú đàng hoàng còn không giữ nổi anh, em không có gì càng không giữ được.

. Một cái ấm và vài cái tách
. Những cuộc gặp gỡ của chúng tôi gần đây cứ xoay quanh vấn đề này. Khá căng thẳng. Thật ra đòi hỏi của cô ấy không có gì quá đáng. Cô ấy đã theo tôi suốt thời con gái rồi còn gì. Bốn năm qua chúng tôi là tình nhân của nhau. Tôi thuê cho cô căn hộ ở trung tâm thành phố. Chúng tôi như đôi vợ chồng chỉ gặp nhau vào thời gian nhất định trong tuần. Ở bên cô tôi tìm được ý nghĩa cuộc sống mà bấy lâu bị đánh mất . Cũng từ cô tôi mới hiểu được thì ra giữa đàn ông và phụ nữ vẫn có thể nói chuyện, chia sẽ với nhau được rất nhiều điều . Tinh thần cô đã truyền sức mạnh cho tôi. Chúng tôi thành một cặp đôi khó tách rời. Cuộc gặp gỡ này có lẽ có chút ít duyên phận.
. Mỗi người khi làm việc gì đó đều có lý do riêng. Tôi cũng có lý do của tôi. Có câu ví von khiến cánh đàn ông chúng tôi tâm đắc, người đàn ông như cái bình trà luôn có xung quanh những cái tách trà là những người phụ nữ. Những năm gần đây ngoại tình không phải là vấn đề mới mẽ và đang có xu hướng gia tăng. Một người đàn ông nếu gắn bó với hai người phụ nữ cũng là thường tình.
. Cuộc hôn nhân của tôi ? Nếu nói, “tôi không thỏa mãn với sự lựa chọn này”, xem ra chẳng có gì ngạc nhiên. Bạn bè, đồng nghiệp, những người quanh tôi mấy ai không phàn nàn về người bạn đời của mình. Nhưng cũng không thể nói khác được.
Tôi đang dùng lý trí để duy trì cuộc sống vợ chồng của mình, một cuộc sống chỉ còn có trách nhiệm và mệt mỏi.
. Sao không ly hôn đi, làm người đàn ông mà cứ sống hai mặt vậy có đáng là đàn ông không. Tôi cũng từng nghĩ đi nghĩ lại như vậy. Nhưng cuộc sống có những thách thức khó đối mặt.Tuy việc ly hôn ngày nay không đến nỗi ghê gớm nữa, nhưng cũng không phải nói là làm được. Những người bạn tôi, có văn hóa, có sự nghiệp vững vàng, có gia đình bề thế… cũng bị thu hút bởi những cuộc ngoại tình và rồi cũng rơi vào tình trạng chung : không vượt qua được cuộc “nội chiến” bản thân. Trách nhiệm với chính mình, trách nhiệm với con cái, địa vị, danh dự và những thứ vô hình khác có sức mạnh trói buộc.

. Bạn tôi nói, đối mặt, giải quyết hết các vấn đề của một cuộc ly hôn đến lúc hai người về ở được với nhau cũng mệt lữ, lương tâm lại còn không bình thản. Anh ấy đang có tình cảm sâu nặng với một phụ nữ đã có chồng. Hai người bàn tính chuyện ly hôn để về ở với nhau một cách hợp pháp nhưng cuộc chiến đấu đã thất bại ngay từ đầu. Cuộc ly hôn nào không để lại những vết thương. Bố mẹ hai bên, họ hàng và day dứt hơn cả vẫn là những đứa con. Thành ra họ vẫn cứ mãi sống trong lẫn lộn vui buồn, giằng xé mâu thuẫn. Nói ngoại tình thì dễ, lấy nhau mới khó, có một diễn biến như ý càng khó hơn, chính là chỗ đó. Mà lấy nhau rồi chắc gì cuộc sống đã được êm xuôi, tốt đẹp như lúc đang là tình nhân. Ai dám chắc rằng một tình trạng hôn nhân tương tự không lặp lại.

. Quá hiểu hôn nhân là thế nào nên có ly hôn tôi cũng không háo hức nghĩ đến việc sẽ kết hôn lại, dẫu là với người mình yêu thực lòng. Người tình tôi nói, nhìn cuộc hôn nhân của anh, của những người xung quanh em cũng hãi, không muốn lập gia đình. Nhàm chán, ngột ngạt, những trận chiến không dứt, phản bội, lừa dối… không ở tình trạng này thì cũng ở tình trạng kia, “Trái tim anh thuộc về em, thế là đủ, một ngày nào đó nếu muốn, em sẽ sinh một đứa con”, cô nói. Và cô sẽ giữ thể diện cho tôi, danh dự gia đình tôi chắc chắn không bị ảnh hưởng gì. Đứa con không mang họ tôi, nhưng nó cần được hưởng một cuộc sống tốt đẹp và tôi phải có trách nhiệm của một người bố trong bóng tối.
. Người tình tôi quả là một phụ nữ của thời hiện đại, trong mọi việc xảy ra đều có cái nhìn rành mạch, rõ ràng . Cô không phải loại con gái lợi dụng người khác cũng không phải người con gái mơ mộng hão huyền. Cô là người thành thật với chính mình. Ngay từ đầu chúng tôi đến bên nhau cũng tự nhiên, không nói những lời cải lương ướt át như tiếc rằng đến nhau quá muộn, hẹn thề sẽ chờ nhau ở kiếp sau… . Chúng tôi thỏa thuận không để ai biết chuyện này, tránh gặp nhau hay dung dằng vào những ngày kỷ niện, dịp lễ , tết . Một ngày nào đó cô bỏ tôi đi lấy chồng tôi cũng không oán than. Và nếu tôi dứt bỏ cô mà về với vợ con mình cô cũng chấp nhận. Có lẽ vì lý do đó mà cuộc tình vụng trộm của chúng tôi vẫn êm ả kéo dài. Nhưng nếu thật cô đi lấy chồng, nếu thật tôi bỏ cô mà đi… chúng tôi hẳn buồn lắm, biết rằng mình để vuột mất tình yêu mà không làm gì được. Một tình yêu không dễ gì có được nhất là trong thời buổi này. Vì thế, khi cô nói có thể sẽ không lấy chồng, tôi có chút mừng. Nỗi mừng mang vị ích kỷ.

Sự đời khó lường
. Người tình tôi không gửi gắm hy vọng hôn nhân vào tôi nhưng đến lúc này cô lại bảo cần tôi, mức độ mỗi ngày một cao. Đúng là sự đời khó lường.
. . Không khác được, dẫu sao tôi cũng phải đối mặt với điều kiện người tình đề ra. Cô đã chọn được một căn hộ rất vừa ý, có giá một tỷ đồng. Đó là số tiền không biết khi nào tôi mới gom được. Lương tháng của tôi nhỉnh hơn mười triệu, còn lo cho vợ, cho con, cho hai bên nội ngoại. Nhưng cũng không đành lòng từ chối một nguyện vọng chính đáng. Tôi bàn với cô có thể tìm một căn hộ bé hơn, xa trung tâm thành phố hơn nhưng vừa sức. Cô đồng ý. Hứa với người tình vậy nhưng tôi không biết mình có đủ sức.
. Tôi cần cái vỏ hôn nhân, Tôi cũng quen cuộc sống có tình nhân rồi.
Chưa bao giờ tôi thấy mệt như lúc này.
. Vợ tôi vẫn chưa hề hay biết chuyện tôi có tình nhân. Nhưng với đà này liệu một ngày mọi sự lộ ra ? Vợ tôi vốn rất tin tưởng tôi. Phát hiện ra sự phản bội này phản ứng của vợ tôi ra sao. Điều đó không ai hình dung được. Sẽ là một trận chiến kinh hoàng. Vợ tôi đau khổ. Con gái tôi bị tổn thương. Nỗi thiệt thòi của người tình cũng khó đong đếm nổi. Tương lai cô thuộc về đâu? Tất cả bởi tôi đã không chiến thắng được bản tính ích kỷ và tham lam của mình.

Trò đùa không chơi nổi
. Không ai một lúc làm tốt được nhiều việc, nhưng tôi vẫn cứ phải ngày qua ngày, tháng qua năm vừa là một người chồng, người bố tận tụy, vừa là một người tình có trách nhiệm.
. Nhìn những người đàn ông không bồ bịch tôi cứ thèm được trở về ngày trước, thảnh thơi, không vướng bận. Chân lý đàn ông như bình trà có xung quanh mấy cái tách là người đẹp xem ra không phải phù hợp với mọi đàn ông. Nếu dừng lại ở sự cảm mến nhẹ nhàng thì bạn có thể rút lui êm xuôi khi nào muốn nhưng đã tình cảm thực sự thì chẳng dễ gì. Ai ở trong cuộc mới hiểu nổi khổ này.
Hình ảnh lãng mạn của những cuộc tình ngoài luồng chỉ là thơ mộng trong phim ảnh, còn ngoài đời là cái họa.
. Hãy giữ cho mình sự nghiêm khắc nhất định, dẫu sức hút đó, nhu cầu chia sẽ đó là có thật. Bạn sa xuống hố rồi còn kéo theo cả người khác. Cuộc hôn nhân nào cũng có vấn đề. Thay vì kéo dài, buông xuôi, hãy nghĩ ra cách điều trị, xem ra tốt hơn là đi tìm niềm an ủi bên ngoài.
. Tìm đến người thứ ba không phải là biện pháp giải quyết vấn đề hôn nhân. Trĩu nặng lòng bạn, trĩu nặng lòng người. Đau đớn trái tim không biết lúc nào nguôi.
. Nghịch cảnh của tôi hẳn chẳng phải là cá biệt.

ptnthuy

ptnthuy

Bài sưu tầm LÀM MỚI của Tuyền là một vấn đề nóng của xã hội hiện nay . Hôn nhân sau 10 năm không còn nóng bỏng như thưở ban đầu hẹn hò yêu nhau . Một chuyện nhỏ xảy ra, ăn không ngon , ngủ không được ,đi làm hỏng thấy vui .... thì nàng và chàng đều quan tâm nhau ,động viên an ủi . Còn về sau vợ có bị đau ở đâu thì chồng chỉ nói câu ngắn gọn " Tại sao không biết giữ gìn sức khỏe ? Đi bác sĩ chưa" và cảm thấy bình thường vì mọi việc người vợ đã tự sắp xếp được rồi .
Thôi thì làm sao cũng được miễn là mỗi ngày còn dẫn được nguyên hình về nhà là ổn còn hơn mấy ông chồng thường viện cớ đi công tác để được tự do vài bữa .
Tôi không biết tại sao người ta nói hôn nhân là sự ràng buộc mất tự do , nhưng tôi hiểu một chuyện là đàn ông không có người phụ nữ quản lý thì cảm thấy sống không có mục đích, không biết điểm đến là đâu dù cho người ấy đang ở đỉnh cao của sự nghiệp cũng cảm thất chơi vơi . Có phải không quý vi ???..... Basketball

nvhue

nvhue

Để giữ gìn hôn nhân đừng nguội đi đã khó, còn muốn hâm nóng thì càng khó hơn. Nhiều nhà tâm lý có các bài viết về giữ gìn hạnh phúc trong hôn nhân. Nói chung nói thì dễ, làm thì mới khó. Bởi ông bà ta đã nói: "Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh". Để trả lời cho câu hỏi: "Bạn đã hạnh phúc chưa?", thì nhiều người đã bối rối, không biết mình đã thật sự hạnh phúc chưa!!! Để trả lời cho câu hỏi trên mình xin kể một câu chuyện:
"Có một gia đình nọ chuyên sống bằng nghề đi ăn xin. Sau một ngày vất vả mưu sinh, họ về sống trong một tấm bạt được che tạm ở gần hàng rào của một ngôi biệt thự. Cuộc sống của họ thiếu thốn đủ bề, nhưng trong gia đình luôn tràn ngập tiếng cười vì họ bằng lòng với cuộc sống hiện tại. Ngược lại trong ngôi biệt thự kia là một gia đình chưa bằng lòng với cuộc sống hiện tại, nên suốt ngày cải vả nhau."

7Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Mon Oct 11, 2010 12:36 am

nttuyen



LÀM MỚI
. Đông Hạ

. Vợ : Nói là vợ chồng đã hết yêu nhau cũng không hẳn, nhưng đúng là không còn sự say mê , nồng nàn như trước nữa. Mọi sinh hoạt đã được lập trình sẵn, cứ thế mà vận hành. Cả ngày đối mặt với công việc, với bao mệt mỏi, về nhà chẳng ai hơi sức đâu mà bàn một cuốn phim hay, bình một tiểu thuyết hấp dẫn hay đơn giản là dành cho nhau một nụ cười; chiếc giường ngủ trống vắng giữa đêm khuya cũng là “chuyện thường ngày ở huyện”, xa nhau cả tuần không thấy nhớ… Đối thoại giữa hai người giờ chỉ xung quanh vấn đề cơm, áo, gạo, tiền, thăm nội, thăm ngoại. Không mâu thuẫn, không lời qua tiếng lại, nhưng khoảng cách vợ chồng đang ngày một xa.
. Chồng : Vợ tôi thiệt kỳ. Gia đình đang rất ổn nhưng lúc nào cũng như thể sắp rơi xuống vực. Than vãn, buồn bã. Chiều nào cũng mang về các tờ báo dành cho chị em rồi bắt tôi đọc những phóng sự báo đông về tình trạng hôn nhân của các cặp vợ chồng thời hiện đại. Cứ lên mạng là tải về những mẫu chuyện, bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình. Cô ấy hăng hái lôi kéo tôi vào công cuộc làm mới hôn nhân bất chấp thái độ tôi ra sao.

Bắt tay làm lại
Làm mới hôn nhân, hiểu một cách nôm na, là một cách đầu tư lại cuộc sống chung để nó vẫn nồng ấm như thưở ban đầu.
. Những tia lửa tình yêu mất dần theo thời gian, người vợ là ta ngồi nhớ lại thưở mới yêu, nhớ lại ngày mới về chung sống. Sáng sớm vợ chồng nấn ná trên giường không muốn rời nhau, bữa cơm chồng hạnh phúc ngắm nhìn vợ và từng thìa cơm, tối về vợ gối đầu lên đùi chồng xem HBO… Người này nhìn thấy trong mắt nỗi đam mê… Và hôm nay, sau gần mười năm chung sống, ta bỗng hẫng hụt khi đối mặt với cuộc sống hiện tại…
. Vẫn người đàn ông gọi là chồng ấy, nhưng mọi cử chỉ trìu mến, yêu thường từng dành cho ta đâu rồi. Nữa đêm ta khóc đến sưng cả mắt cũng không hay, ta diện bộ đầm mới, thay cả kiểu tóc cũng không biết. Cuối tháng lại đưa tiền lương ta giữ và ta làm gì với số tiền đó cũng không bận tâm. Tối đến ai thích xem gì thì bật kênh đó, ti vi phòng nào cũng có.
. Ta bỗng nhớ quay quắt ngày xưa, khi niềm đam mê còn bốc cháy, khi ngọn lửa nhiệt tình còn mạnh mẽ. Bạn bè còn cho rằng cuộc sống ta êm như mặt hồ, may lắm rồi đó, bảo ta hãy thụ hưởng, nhưng ta không thấy thế, ta không chịu nổi với cái gọi là yên ổn này. Cuộc hôn nhân nhạt màu lắm rồi. Phải làm mới thôi. Ta hiểu rằng muốn được hạnh phúc lâu dài phải biết giữ cho mối quan hệ luôn đổi mới, luôn sống động. Đời sống vợ chồng ta cần phải thêm nguồn sinh lực mới. Ta vào cuộc.

Và, “chồng ta” cũng phải vào cuộc
Thế là người vợ gửi con về nhà ngoại. Theo lời người tư vấn hôn nhân, dành cho chồng một buổi tối đầy bất ngờ. Nến, hoa hồng, nhạc không lời, gói quà nho nhỏ nhưng đầy ý nghĩa. Hồi hộp đợi chồng về. Gần mười giờ tối rồi chồng mới lướt khướt về. Không sao, bỏ qua mọi cảm giác ngày thường, vợ run rẩy trong một trạng thái cảm xúc lâu lắm mới trỗi dậy. Và kia , đức ông chồng quý hóa thì sao ? Ngỡ ngàng, chuyện gì thế này, rồi như hiểu ra, bối rối.
. Chủ nhật tiếp theo, vợ lên kế hoạch cả gia đình ra ngoại thành chơi. Tất nhiên là phải thuê xe riêng. Đành rằng là tốn kém nhưng nhằm nhò gì so với giá trị tinh thần mang lại cho cả nhà. Lâu lắm rồi mới có một ngày vui vẻ, không lo nghĩ, lo vướng bận công việc, chồng ghi nhận giải pháp tích cực của vợ.
. Kỷ niệm ngày cưới, vợ rủ rê chồng ra hiệu ảnh làm album ảnh. Nhà có máy ảnh đó, muốn chụp kiểu gì, chụp khi nào chẳng được, sao cứ phải ra hiệu ảnh mặc váy cưới , comle, tô điểm, cứ gượng gạo làm sao ấy. Nghĩ vậy thôi nhưng chiều vợ, hiểu ý nghĩa của việc làm này nên chồng cũng gắng tham gia. Đến ngày lấy album về, nhìn vợ sung sướng mang đi khoe, chờ những lời xuýt xoa từ đồng nghiệp, bạn bè, tự nhiên chồng rơi vào sự lúng túng, thấy như thể vợ đang mang chồng và cuộc hôn nhân ra trình diễn.
. Từ đó chồng luôn biết trước những “bất ngờ” vợ chuẩn bị bởi nó cứ lập đi lập lại, nó đã được vợ “tính toán” kỹ lưỡng.
. Cuối tuần làm bữa cơm thịnh soạn, đi sắm đồ đạc, xem phim ở rạp, cuối tháng ra ngoại thành, giữa năm đi nghỉ mát… Cái mới đã trở nên nhàm chán.
. Nhưng không muốn thấy vợ tỏ thái độ buồn bã, cho rằng tình yêu chồng dành cho vợ đã hết, rằng chồng coi nhẹ những gì vợ đang dốc sức vun vén…, nên chồng vẫn hưởng ứng.
. Rồi đến một ngày người vợ nhạy cảm cũng khổ sở nhận ra, chồng đang vì mình mà “miễn cưỡng” tham gia chứ chẳng tình nguyện gì; hâm nóng tình yêu thật khó quá. Thậm chí có người vợ xót xa, lửa đã tắt thật rồi, làm gì cũng vô ích thôi. Họ thấy mình đơn độc, thấy ‘nghi ngờ” vào giải pháp “làm mới” mà các nhà tâm lý gợi ý. Họ bi quan, không nỗ lưc làm mới, không muốn phục hồi, làm lộ ra vẻ sáng đẹp vốn có của hôn nhân nữa.

Nỗ lực thay đổi hay …
. Một ngày nọ , gõ vào google cụm từ “làm mới hôn nhân” sau 0,21 giây tìm được 1395 kết quả trong : Làm mới hôn nhân bằng cách nào; làm sao hâm nóng tình yêu; Muốn duy trì hạnh phúc, đừng quên làm mới hôn nhân… Các bài viết chồng lên nhau, na ná nội dung. Báo này copy lại báo kia. Rồi tải về vô cùng nhiều các trang blog cá nhân của chị em.
. Rõ ràng, bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình vẫn luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Người ta vẫn rất ý thức về tầm quan trọng của cái gọi là “làm mới hôn nhân”. Người ta nhận thấy và tích cực ứng dụng. Nghĩa là “làm mới hôn nhân” được coi là bí kíp cho hạnh phúc đôi lứa.
. Vậy sao hôn nhân của bạn vẫn không tránh khỏi buồn tẻ, nhàm chán ?
. Công bằng mà nói là những người chồng đều ghi nhận thái độ tích cực của vợ trong việc gây dựng và giữ gìn tổ ấm. Tất nhiên, chỉ nóng lên trong một chừng mực nào đó thôi, chứ khó lòng “phục hồi nguyên trạng” được. Thế cũng quý lắm rồi. Nhưng khổ nỗi, chẳng ai biết “nóng” như thế nào là đủ, mà nếu cứ “nóng mãi” thì cuộc hôn nhân chẳng biết chừng sẽ biến thành ra “núi lửa”, thiêu cháy cả “chúng sinh”.
. Sự thật, ngọn lửa tình yêu trong lòng mỗi người không bao giờ tắt, nó đang chờ bạn thổi bùng lên. Nhưng làm thế nào cho sự rung động của bạn chiếu rọi đến người bạn đời, thắp sáng lại ngọn lửa đam mê ?
. Một cô bạn tỉnh táo: Cứ hình dung cuộc hôn nhân của bạn như cốc nước nóng. Ban đầu nó rất nóng… dần dà muốn hay không, nó cũng bốc hơi, nguội dần. Nhưng chắc chắn một điều là nó không bao giờ nguội thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh.
. Những người vợ, hãy chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, xin đừng làm khổ mình bằng cách vặn ngược kim đồng hồ. Vợ chồng bên nhau mười năm khác với vợ chồng mới cưới. Thay thế những lời nồng nàn trước kia là sự ra đời của những đứa con cũng như việc chăm sóc, nuôi dạy các con; là sự phát triển nghề nghiệp của mỗi người, là trách nhiệm hai bên gia đình và rất nhiều những mối quan hệ khác nảy sinh xung quanh…, năm năm, tám năm hay mười năm vợ chồng sát cánh bên nhau trải qua bao cung bậc cảm xúc, biến cố, chính những cái đó là “cái mới” thực sự. Sự xuất hiện, biến ảo của nó gia tăng sức sống của vợ chồng, làm cho cuộc sống trở nên linh động hơn, giữ cho mối quan hệ luôn tươi mới, hấp dẫn.
. Những người vợ, hãy bằng lòng với những gì bạn và bạn đời có, bạn sẽ thấy cuộc hôn nhân thật phong phú. Mỗi môi trường sống, mỗi cuộc hôn nhân, mỗi giai đoạn của cuộc hôn nhân người ta lại có những đòi hỏi, những thái độ ứng xử và biểu hiện ra bên ngoài khác nhau. Quan trọng là bạn biết tin vào bản thân mình, làm chủ được cuộc hôn nhân. Hãy để mọi việc diễn ra tự nhiên như nó vốn thế, bạn sẽ tìm thấy những khoảnh khắc hạnh phúc tự phát đến trong cuộc đời, nó mới là cảm giác tuyệt diệu được sống bên nhau.
. Cùng nhau hợp lực để hình thành và đạt những mục tiêu chung trong gia đình sẽ đánh thức những gì mầu nhiệm trong mỗi người, làm trẻ lại mối quan hệ vợ chồng.
. Đó chính là bạn đang từng ngày làm mới cuộc hôn nhân của mình.

8Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sat Jul 31, 2010 12:18 am

nttuyen



KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CÓ CHUNG CÁC QUY TẮC
(Trích trong The rules of love của Richard Templar )

Tất cả chúng ta đều khác nhau; và nếu người ấy lại là bản sao của bạn thì điều đó thật lạ lùng, nếu không muốn nói là đáng lo ngại. Còn nếu người ấy khác bạn, rõ ràng là họ cần những quy tắc không giống bạn. Đương nhiên là chuyện đó khác với những trường hợp của những quy tắc trong cuốn sách này, cũng như nhiều quy tắc phổ biến khác mà tôi chưa có dịp đề cập ở đây ( chẳng hạn như : đừng làm tổn thương nhau; đừng xúc phạm các thành viên trong gia đình bạn đời; đừng cãi nhau trên giường ngủ…). Nhưng những quy tắc hàng ngày mà hai bạn thực hiện không nhất thiết phải giống hệt nhau.
. Như vậy là công bằng. Suy cho cùng, điều không công bằng chính là ở chỗ : một người cứ kiên quyết đòi người kia phải làm theo một quy tắc không phù hợp với người ấy và cũng không cần thiết, chỉ bởi một lý do duy nhất là quy tắc đó có hiệu quả với bản thân mình. Giả sử, người ấy sợ độ cao, như vậy, hiển nhiên là không nên để người ấy leo lên sửa mái nhà hay mang vác đồ đạc lên gác mái với một chiếc thang ọp ẹp. Tôi hy vọng rằng việc này không cần phải nói ra ai cũng biết.

. Bây giờ giả sử một trong hai bạn lo lắng khi thấy người bạn đời đã hứa sẽ về nhà nhưng rồi lại không về. Có chuyện gì xầu chăng ? Một vụ tai nạn ô tô? Hay một vụ nổ bom nào đó? Đấy là một thái độ rất bình thường, vì vậy cần phải có nguyên tắc là nếu phải hoãn kế hoạch, người này có trách nhiệm phải thông báo cho người kia để tránh lo lắng.
. Vấn đề nảy sinh là nếu người bạn đời không chịu làm theo quy tắc này. Người ấy lý sự : “Tại sao phải gọi điện thông báo làm gì? Anh/em cũng có yêu cầu phải làm thế đâu !”. Đó là một quan điểm hoàn toàn sai lầm. Mục tiêu ở đây là làm cho bạn đời cảm thấy được yêu thương và chăm sóc, bạn phải đặt họ lên vị trí hàng đầu. Nếu người ấy cần bạn gọi điện để được cảm thấy yên tâm hơn, hạnh phúc hơn, vậy tại sao bạn lại không làm ?

. Quy tắc này cũng áp dụng cho nhiều trường hợp nữa. Có thể một người thích uống trà trong chiếc cốc riêng, còn người kia thì uống trong bất cứ cái cốc nào cũng được. Có thể một người thì bừa bộn, người kia thì gọn gàng ( mỗi người đều có thể có những khu vực riêng cho mình). Có thể một người ghét đi gặp gỡ người khác một mình, trong khi người kia thì hoàn toàn thoải mái với việc đó. Có thể một người rất uể oải vào buổi sáng sớm, và chẳng bao giờ chịu dậy pha trà hay cà phê cho người kia uống trong khi nguời kia lại làm việc đó đều đặn mỗi ngày.
. Nếu tuân thủ quy tắc này, không chỉ cả hai bạn đều cảm thấy được yêu thương và quan tâm, mà cả hai đều sẽ nhận thấy rằng tuy một số quy tắc có vẻ không công bằng (như trường hợp cặp vợ chồng thức dậy vào buổi sáng ở trên chẳng hạn), thì các bạn vẫn có thể tìm cách cân bằng được cuộc sống của mình ( có thể một người sẽ dọn dẹp vào buổi tối). Nếu sự cân bằng này không diễn ra hàng ngày, thì rốt cuộc theo thời gian, mọi thứ cũng sẽ cân bằng. Mà dù sao chăng nữa, vấn đề mấu chốt không phải là công bằng. Quan trọng là các bạn phải làm sao để đảm bảo rằng người ấy được hạnh phúc.

9Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Fri Jul 23, 2010 11:14 pm

nttuyen



TÔN TRỌNG SỰ RIÊNG TƯ
(Trích trong The rules of love của Richard Templar )

.Người ấy giữ bí mật với bạn ? Dĩ nhiên, đó vốn là đặc quyền của người ấy mà. Bạn có chắc chắn tuyệt đối rằng mình không hề giấu giếm người ấy bất kỳ điều gì không? Phải chăng bạn không có điều gì để giữ kín cho riêng mình ? Đương nhiên là có chứ. Tất cả chúng ta đều có những điều khiến chúng ta cảm thấy nguợng ngùng, xấu hổ, không thoải mái, muốn kìm nén hay chỉ đơn thuần là muốn giữ làm bí mật cho riêng mình. Và người ấy cũng vậy.
. Có phải bạn không tin tưởng người ấy ? Trong trường hợp này, bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. Nhưng vấn đề này không liên quan tới những gì người ấy không muốn nói cho bạn biết. Vấn đề lúc này lại là tin tưởng hay thiếu tin tưởng.
. Hoặc giả sử bạn thật sự tin tưởng người ấy ? Tốt. Vậy thì vấn đề của bạn là gì ? Dĩ nhiên, người ấy có quyền giữ một khoảng trời riêng. Bản thân bạn cũng vậy mà. Người ấy yêu và chia sẽ cuộc đời mình với bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là người ấy phải bỏ lại sau lưng tất cả những gì thuộc về con người họ, hay từ bỏ quyền được riêng tư. Việc người ấy thích thỉnh thoảng được ở một mình, không muốn vào phòng tắm chung với bạn, giữ bí mật về những người bạn hay thích nghiền ngẫm kỹ mọi thứ trước khi bàn bạc với bạn – đó là quyền của người ấy. Thật ra, người ấy không có nhiệm vụ phải nêu rõ lý do vì sao lại muốn được riêng tư .
. Bạn cũng không có quyền xét nét người ấy về điều đó. Đừng dụ dỗ nguời ấy nói ra, cũng đừng đe doạ, gây áp lực, rình rập hay khủng bố người ấy về mặt tinh thần.
. Tôi biết có một cặp vợ chồng tranh cãi rất gay gắt về chuyện người chồng không thích vợ gặp gỡ bạn bè mà không có anh ta đi cùng, hay vợ gọi điện khi chồng đi vắng. Dần dần, anh chồng mỗi lúc một tức giận hơn, còn cô vợ càng tỏ ra ương ngạnh. Và thế là trong quan hệ của hai người dần hình thành một vết rạn khá lớn. Sự việc trở nên trầm trọng hơn khi ngày sinh nhật của anh chồng tới gần. Cô vợ dự định sẽ tổ chức cho chồng một bữa tiệc bất ngờ. Cô đã dành rất nhiều thời gian để chuẩn bị, thế nhưng khi tới ngày đó, cô thất vọng ê chề vì những đau khổ mà anh chồng gây ra cho cô. Cô ước gì mình chưa từng chuẩn bị bữa tiệc đó.
. Tôi không có ý nói là người bạn đời của bạn cũng đang lên kế hoạch tổ chức một bữa tiệc bí mật dành cho bạn (dù tôi rất mong như thế). Tôi chỉ muốn nói rằng có rất nhiều lý do khiến bạn đời của bạn muốn được riêng tư, và những lý do này không phải lúc nào cũng là mối đe doạ đối với quan hệ của các bạn. Thực tế, như cặp vợ chồng nêu trên, nếu phản ứng của anh chồng khác đi thì bữa tiệc đó sẽ có vai trò tích cực trong việc cũng cố thêm mối quan hệ giữa hai nguời. Lý do duy nhất mà bạn có thể lo lắng là khi bạn không tin tưởng người bạn đời của mình. Trong trường hợp này thì … chúng ta lại quay trở lại điểm xuất phát.

10Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Thu Jul 22, 2010 12:29 am

nttuyen



TRÁCH NHIỆM QUAN TRỌNG :
CHĂM SÓC BẢN THÂN

( Đặng Mỹ Quỳnh)

. Bạn sẽ ngạc nhiên tự hỏi: chăm sóc bản thân mà cũng là trách nhiệm sao ? Phải. Biết rằng trách nhiệm lo lắng, chăm sóc cho gia đình là quan trọng hơn cả với một người phụ nữ, nhưng ngoài sự lo lắng cho gia đình , chồng con. Nguời phụ nữ - người mẹ - nhất thiết không được quên luôn cả bản thân mình.

. Vì quan niệm sai lầm, người vợ hiền, người mẹ xứng đáng ấy thường mắc phải một sai lầm lớn : không quan tâm đến sức khoẻ và nhan sắc của mình.
. Mãi lo săn sóc những người thân yêu, người phụ nữ tự hy sinh không ngừng. Có người còn nhịn cả phần ăn ngon lành của mình cho chồng con. Có khi mãi làm việc quên cả giờ đi ngủ, quên rằng hôm sau mình vẫn phải đi làm, vẫn phải tiếp tục những công việc thường ngày. Và nếu không có ai nhắc nhở, họ cứ tiếp tục như vậy từ ngày này qua ngày khác đến kiệt sức.
. Cả sự chăm sóc và điểm trang cho bản thân cũng thế. Người vợ, người mẹ thường chỉ nghĩ đến bản thân mình sau khi tiêu phí cho mọi người tất cả, chỉ dành cho mình một chút thì giờ và tiền bạc. Nhưng, cái khổ là , vì quá chểnh mảng với bản thân mình mà nhiều khi người vợ đánh mất tình yêu của chồng, và có khi cũng làm cho con cái mình giảm bớt lòng kính trọng.
. Người vợ phải luôn mong mỏi và giữ cho được tình yêu – hạnh phúc của mình, của chồng và các con. Như vậy, dù còn trẻ hay sang tuổi trung niên, thậm chí đã về già, lúc nào bà cũng nên tươm tất, hơi làm dáng một chút cũng không sao, tất cả chỉ vì muốn biểu lộ ý muốn chính đáng của mình : làm vui lòng chồng con. Không nhất thiết phải tốn nhiều tiền vào việc mua sắm quần áo, nữ trang. Chỉ cần vài bộ quần áo may khéo, hợp với nhân dáng, tuổi tác và tính cách. Chỉ cần đầu tóc luôn gọn gàng, thân thể luôn sạch sẽ … là đủ rồi.
. Người vợ, người mẹ cũng đừng nên để cho mình quá sức mệt nhọc. Vì hai lẽ : sức khoẻ là một nửa sắc đẹp. Và, nếu bà chủ nhà đau yếu, việc nhà sẽ không ai trông nom, săn sóc. Mọi việc trong nhà sẽ dễ trở nên mất trật tự. Trái lại, nếu “linh hồn ngôi nhà” mà mạnh khoẻ, tươi tắn và giữ được nghị lực thì sẽ có nhiều sức mạnh để đối mặt với mọi vấn đề, giữ gìn sức khoẻ và cả tâm hồn cho mọi người trong ngôi nhà được thăng bằng, đầy sinh lực. Nhiều người sẵn lòng phung phí sức khoẻ quý giá của mình. Đó là việc làm có tội với những người thân yêu của mình. Tội ấy càng nặng thêm nếu những người hoang phí sức khoẻ ấy đã trở thành vợ, đã làm mẹ. Một khi người nội tướng đã ốm đau thì mọi người chung quanh cũng sẽ buồn đau, công việc sẽ đình trệ và có khi dẫn đến những thiệt hại to lớn. Nói tóm lại, vì bất cứ lý do gì cũng không nên làm việc quá sức mình. Bởi vì, bạn chính là niềm vui của mọi người, là người giữ gìn cho trật tự gia đình không thay đổi. Nếu bạn ngã quỵ, những việc bạn đã cố gắng làm từ trước đến nay coi như công dã tràng vậy.

11Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Tue Jul 20, 2010 12:23 am

nttuyen



(Trích trong The rules of love của Richard Templar )

. Tôi biết một cặp vợ chồng đã quyết định xây nhà riêng và người chồng chịu trách nhiệm về việc này. Nhưng giữa chừng, người vợ lại cho rằng cô không chắc có muốn sống trong ngôi nhà đó khi nó hoàn thiện không. Ngược lại, người chồng đã nỗ lực, tốn nhiếu công sức và không muốn bỏ dở.
. Nếu trong trường hợp này, nhiều cặp vợ chồng đã có thể bất hoà gay gắt. Nhưng họ thì không. Vậy giải pháp của họ là gì ? Người chồng nói với vợ rằng nếu cô thực sự không muốn thì họ sẽ không sống ở đó. Còn người vợ đưa ra giải pháp là, vì người chồng đã bỏ ra rất nhiều công sức nên cô sẽ sống ở đó ít nhất chừng một năm và họ sẽ bán nhà nếu cô thật sự không ưa nó. Đó là thoả hiệp của họ : họ sẽ thử trong một thời gian và xem xét lại nếu ngôi nhà thật sự không hợp ý người vợ.
. Lý do họ cố gắng đạt tới thoả thuận hoàn toàn hoà hảo này tương đối đơn giản : vì cả hai đều đặt người còn lại lên trước mình. Để làm được điều đó, họ phải thực sự lắng nghe nhau và coi trọng quan điểm của nhau. Và cả hai đều phải muốn người kia được hạnh phúc hơn cả chính họ. Hay nói cách khác, không ai trong hai người có thể hạnh phúc nếu một nữa của họ không hạnh phúc.
. Đây là điều tối cần thiết cho một tình yêu bền vững và tốt đẹp. Tôi không thể nghĩ ra mình đã từng chứng kiến một mối quan hệ thực sự hạnh phúc nào mà cả hai người không làm theo cách này. Bạn phải đặt hạnh phúc của người ấy lên trước hạnh phúc của mình, đừng ích kỷ, nếu không các bạn sẽ có bất đồng và lâm vào bế tắc.
. Nếu bạn đã lựa chọn người ấy là ưu tiên hàng đầu thì người ấy cũng sẽ làm như vậy. Đó là lý do vì sao cách làm này có tác dụng. Bạn có thể chấp nhận bỏ qua thứ mình cần và muốn, bởi người ấy của bạn sẽ thay bạn đặt nó làm ưu tiên hàng đầu. Người ấy sẽ đặt bạn lên trước tiên và bạn không phải làm như vậy.
. Những mối quan hệ trong đó một người làm việc này còn người kia thì không – cuối cùng sẽ không thể cứu vãn. Có thể hai người sẽ ở cùng nhau nhưng các bạn sẽ không cảm thấy hạnh phúc. Vâng, có ít nhất một người không hạnh phúc. Nếu không một ai trong hai người đặt người kia lên trước tiên, thì mâu thuẫn sẽ nảy sinh hoặc mỗi người sẽ đi theo hướng riêng cuả mình. Quan hệ vợ chồng trong đó cả hai người đều đặt người kia lên trên hết là mối quan hệ chắc chắn, nồng ấm, yêu thương và mãn nguyện.

-------------
Note: Post cho các bạn "xem", nhưng mà tui thấy là phải cẩn thận với cái "hướng dẫn" này. Biết đâu mình nhường "vé ưu tiên" cho người ấy, người ấy không "lại quả" mà còn gật gù: "vậy mới đúng chứ !", e là thiệt hại cho "đàng gái" quá. scratch . Trong mớ hướng dẫn "hỗn độn" của tui, đôi khi ô chữ loé sáng lại là: "Thắng làm vua, thua làm ... giặc". !!! Hi Hi !geek

12Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sun Jul 18, 2010 1:38 am

nttuyen



SỰ BÌNH YÊN CỦA TÌNH YÊU
(Leo Buscaglia)
. Trong ký ức về tuổi thơ tôi luôn in đậm hình ảnh một gia đình hạnh phúc, lúc nào cũng vang vọng tiếng cười. Niềm hạnh phúc đó đường như hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh khó khăn của chúng tôi lúc ấy. Suốt nhiều năm, gia đình đông đúc của tôi phải sống mức nghèo đói. Thực phẩm thường xuyên khan hiếm, căn nhà thì chật hẹp nên chị em chúng tôi phải chia chung một chiếc giường, còn quần áo của cả nhà thì luôn là những loại may sẵn rẻ tiền. Nhưng bù lại chúng tôi luông yêu thương và đoàn kết với nhau.
. Căn nhà nhỏ của chúng tôi lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười nhờ tính cách khôi hài và khả năng nấu nướng tuyệt vời của mẹ. Bà chuẩn bị những bữa ăn rất ngon mà chẳng cần nhiều nguyên liệu. Chúng tôi cũng có được tình yêu ấm áp, sự nồng hậu và kỹ năng làm vườn của cha. Khu vườn nhỏ phía sau nhà nhờ vào một tay ông mà mơn mởn một màu tươi xanh. Vì sao ông làm được như vậy, đến bây giờ vẫn là điều bí ẩn đối với tôi. Tình yêu luôn có mặt để giúp cả nhà chúng tôi vượt qua những thiếu thốn và khó khăn trong cuộc sống. Quan trọng hơn , chúng tôi nhận được những bài học sâu sắc về những niềm hạnh phúc bình dị của cuộc đời. Sự bình yênđó mới chính là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất của tình yêu.

13Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Fri Jul 16, 2010 10:24 pm

nttuyen



NHẬN RA CÁC DẤU HIỆU
(Trích trong The rules of love của Richard Templar )

. Bạn thể hiện tình yêu như thế nào với người ấy ? Bạn có tặng người ấy hoa và sôcôla? Bạn có đưa người ấy đi ăn hay nấu một bữa tối đặc biệt dành cho người ấy? Hàng ngày bạn có nói với người ấy câu “Anh yêu em” ? Và người ấy có làm như vậy với bạn?
Nếu bạn cảm thấy có lỗi, hãy ngừng lại một phút. Tôi sẽ giúp bạn lần này. Tôi đã từng nói chuyện với vợ chồng người bạn trong một bữa tối. Người vợ trách đùa chồng là hầu như anh ấy không bao giờ thể hiện tình yêu đối với cô. Anh ấy trả lời : “Như thế không công bằng. Vậy những tách cà phê anh pha cho em mỗi sáng thì sao? Những ngày cuối tuần em ngủ nướng trong khi anh chăm lũ trẻ thì sao? Và cả những lúc anh rửa xe cho em nữa ?” Người vợ khăng khăng: “Như thế không phải là lãng mạn. Chỉ là anh giúp đỡ em thôi.” Anh chồng hoàn toàn thất vọng, hỏi: “Nhưng em nghĩ xem tại sao anh làm những việc đó ?”

. Chúng ta có những suy nghĩ rất hạn hẹp về những gì tạo nên một cử chỉ lãng mạn. Hoa, sôcôla, bữa tối và nói “Anh (em) yêu em (anh)”. Đó là những cử chỉ rõ ràng. Nhưng thực tế có vô số cách để cho ai đó biết rằng bạn yêu họ. Mỗi việc bé nhỏ người ấy làm vì muốn chiều lòng bạn chính là cách người ấy nói: “Anh (em) yêu em (anh)”.
. Nếu bạn muốn biết mức độ quan tâm của người ấy, đừng đơn thuần chú trọng hoa và sôcôla ( mặc dù chúng cũng tốt). Hãy nghĩ về lần gần nhất họ thay drap trải giường trong khi bạn được nghỉ ngơi, hay tìm cho bạn một viên aspirin khi bạn ốm, hay phone cho bạn vì bạn mệt. Nếu những hành động thông thường, giản đơn, nghe có vẻ không lãng mạn đó không phải là cử chỉ yêu thương thì nó là cái gì? Và người ta làm thế để làm gì?
. Nếu bạn biết cách nhận ra các dấu hiệu có ý nghĩa gì, không chỉ người ấy của bạn cảm thấy tình yêu của họ được đón nhận mà bạn cũng sẽ cảm thấy yên tâm và hạnh phúc hơn mỗi khi thấy được mật mã “Anh (em) yêu em (anh)” gửi gắm trong mỗi tách cà phê.
. Và những cử chỉ yêu thương không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc làm cho bạn một số việc. Đôi khi có thể là cho bạn chút tự do nếu đó là điều bạn mong muốn. Vì vậy khi cô ấy nói: “Anh đi câu cá đi nhé, em sẽ tự dẫn con đi chơi” thì đó là một dạng thức khác của câu “ Em yêu anh”.

. Bạn không thể hy vọng người ấy – hoặc bất cứ ai – có cách thể hiện y như bạn rằng họ yêu ai đó. Việc dừng xe trên đường về nhà và mua sôcôla hoặc hoa thật sự khá dễ dàng. Suy nghĩ mới là quan trọng và mới thể hiện tấm lòng. Nhưng thực sự cần nhiều nổ lực hơn để là người thức dậy đầu tiên vào buổi sáng, để rửa xe, để xén cỏ hoặc làm bất cứ việc gì mà người ấy biết bạn không muốn làm … Vì vậy xin đừng trách móc người ấy vì không thể hiện với bạn bằng sự lãng mạn rập khuôn. Thay vì thế, hãy thể hiện rằng bạn hiểu họ bằng cách đổi cho họ một giấc ngủ nướng hoặc làm cho họ một tách cà phê.

14Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Wed Jul 14, 2010 9:16 am

nttuyen



CHỮA LÀNH VẾT THƯƠNG TRƯỚC KHI BẮT ĐẦU TÌNH YÊU MỚI
. (Trích trong The rules of love của Richard Templar )

. Trong cuôc sống, ai trong chúng ta cũng từng phải gánh chịu những vết thương, đó là điều không thể tránh khỏi. Tất nhiên, những vết sẹo tạo nên tính cách của chúng ta, vì vậy, xét về lâu dài, không phải tất cả chúng ta không hoàn toàn xấu. Nhưng trước mắt, chúng ta cần hàn gắn chúng trước khi bước vào tình yêu mới.
. Nếu mối tình trước đó đã để lại cho bạn chút dư vị đắng chát, hãy xoá tan nó trước khi bắt đầu tìm kiếm tình yêu mới. Nếu không bạn không thể cho người ấy thấy con người đích thực của bạn, không thể toàn tâm toàn ý với người ấy khi vẫn đang bị những kỷ niệm cũ chi phối.
. Nếu bạn mắc sai lầm trong tình yêu mới (và điều này vẫn thường xảy ra với tất cả chúng ta), có thể bạn sẽ đau khổ hơn rất nhiều so với khi bắt đầu. Ngay cả khi bạn đã tìm được một người yêu thương và quan tâm đến mình, và hai bạn có thể chịu đựng một thực tế là người kia vẫn chưa thực sự sẵn sàng yêu thì kết quả vẫn sẽ vậy.

. Tôi có một người bạn đau khổ sau cú sốc chia tay người yêu. Sau đó cô gặp một người đàn ông dễ mến – tốt bụng, biết quan tâm chăm sóc và là chỗ dựa vững chắc. Dường như đó là tầt cả những gì bạn tôi cần lúc đó. Hai năm yêu nhau, anh đã bên cô, chăm sóc cô và giúp cô trở lại như như xưa : độc lập, mạnh mẽ. Và điều gì đã xảy ra ? Họ chia tay. Cô không còn là người phụ nữ mà anh từng yêu. Có rất nhiều nguời đàn ông mê mẫn trước những người phụ nữ độc lập, mạnh mẽ nhưng anh không phải là họ. Anh chỉ tìm thấy sự đồng cảm ở những phụ nữ yếu đuối và cần chăm sóc.
. Và đó quả là mối nguy hiểm. Ngay cả khi bạn đã tìm được cho mình một nữa hoàn hảo, người ấy cũng chỉ là người lý tưởng nhất cho bạn thời điểm hiện tại, chứ không phải khi bạn đã chữa lành vết thương – bạn trở về là bạn thật sự. Tôi không nói những mối tình kiểu này không bền vững, chỉ là điều này rất hiếm khi xảy ra.

. Vì vậy, hãy giúp chính mình. Hãy đi gặp gỡ bạn bè, hãy đi chơi xa ở đâu đó…, để hàn gắn vết thương lòng. Hãy tận hưởng những phút giây bên bạn bè, người thân và chờ đợi thời khắc bạn hồi phục rồi mới bắt đầu tìm kiếm tình yêu mới. Và trong lần tìm kiếm tình yêu mới, hãy nhớ tìm cho mình một nữa cũng đã liền sẹo bởi nguyên tắc này không chỉ đúng với bạn. Nó sẽ giúp cả hai nhìn thấy con người thật của nhau và bắt đầu một tình yêu mới đúng như những gì cả hai cùng mong muốn.

15Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sun Jul 04, 2010 1:26 pm

nttuyen



CHÚNG TA LÀ NHỮNG ĐIỀU MÀ CHÚNG TA THỰC HIỆN
( Gordon Livingston )

. Mọi người thường đến chỗ tôi để xin thuốc. Họ đã quá mệt mỏi về tâm trạng buồn rầu, mệt mỏi và mất hết sự quan tâm đến những điều mà trước đó đã từng đem lại cho họ niềm vui sống. Hoặc là họ không ngủ được ; họ biếng ăn hay ăn quá độ. Họ luôn phiền lòng và hay đãng trí. Thường là họ ước chết quách đi cho rảnh nợ. Họ khó nhớ nổi điều gì có thể làm cho họ hạnh phúc.
. Tôi đã lắng nghe những câu chuyện của họ. Tất nhiên là những câu chuyện đó khác nhau nhưng thường cùng một chủ đề: Những người khác trong gia đình sống những cuộc sống chẳng có gì là đáng sống. Mối quan hệ của họ thường là đầy xung đột hoặc thiếu sự say mê cần thiết. Ngày trôi qua với họ thật tẻ nhạt: việc làm không thoả mãn, ít bạn bè, nhiều sự buồn chán. Họ cảm thấy mình bị tách rời khỏi những niềm vui mà những người khác đang được hưởng.
. Đây chính là điều tôi đã nói với họ : Điều tốt lành là chúng ta có những cách điều trị hiệu quả cho những triệu chứng tuyệt vọng; tin tức tồi tệ là thuốc men vẫn không khiến cho bạn hạnh phúc được. Hạnh phúc không đơn giản chỉ là vắng thiếu nỗi tuyệt vọng. Nó chính là một trạng thái tích cực trong đó cuộc đời của ta giàu ý nghĩa và niềm vui.

. Cho nên chỉ thuốc men không thì khó mà đủ được. Mọi người cần phải nhìn cách sống của mình bằng con mắt khác. Chúng ta luôn luôn nói về những gì chúng ta muốn và dự định làm. Đó chỉ là mơ ước và sự khát khao và chúng có rất ít giá trị trong việc thay đổi tâm trạng chúng ta. Chúng ta không phải là điều chúng ta nghĩ, nói hay cảm thấy Chúng ta là điều mà chúng ta thực hiện. Nói thẳng ra, khi đánh giá người khác, chúng ta không nên chú ý đến điều họ hứa mà nên chú ý tới những điều mà họ cư xử. Luật đơn giản này có thể ngăn chặn rất nhiều nỗi đau đớn và sự hiểu lầm ảnh hưởng đến mối quan hệ con người.Chúng ta đang chết chìm trong lời nói, rất nhiều lời nói đã hoá thành những lời nói dối với chính mính và người khác. Đã bao nhiêu lần chúng ta cảm thấy bị phản bội và ngạc nhiên khi tìm ra khoảng trống giữa lời nói của mọi người và hành động của chính họ trước khi ta học được cách chú ý nhiều hơn đến việc làm hơn là lời nói ? Hầu hết những sự đau lòng chứa đựng trong cuộc sống chúng ta chính là kết quả của việc thờ ơ với sự thật rằng lối cư xử trong quá khứ của một người là yếu tố dự đoán đáng tin cậy về lối cư xử trong tương lai .
. Woody Allen đã từng nói một câu nổi tiếng rằng: “Ta có thể nhìn thấy trước tám mươi phần trăm cuôc đời của một người”. Chúng ta thường tỏ ra can đảm trong vô số cách để đáp ứng bổn phận của mình hoặc thử nghiệm những điều mới mẻ để có thể cải thiện cuộc sống của mình. Nhiều người trong chúng ta sợ liều lĩnh và thích sư rõ ràng, sự việc có thể đoán được và sự lặp đi lặp lại. Điều này giải thích cảm giác buồn chán quá mức được coi là đặc tính của thời đại chúng ta. Những nổ lực tuyệt vọng để vượt qua nó chính là hiện tượng khao khát được giải trí và khi được tích luỹ lại, chúng trở thành vô nghĩa. Chính câu trả lời cho câu hỏi “Vì sao?” đang đè nặng lên hầu hết chúng ta. Tại sao chúng ta lại ở đây? Tại sao chúng ta lựa chọn cuộc sống như thế này? Tại sao lại phải quan tâm? Câu trả lời đầy tuyệt vọng được chứa đựng trong một cái phanh hãm phổ biến là “Gì cũng được!”. Nói chung, cái gì chúng ta đạt được, không phải là cái chúng ta xứng đáng mà là cái chúng ta mong đợi.

. Ba yếu tố của hạnh phúc là có điều gì đó để làm, người nào đó để yêu và có thứ gì đó để mong đợi. Nếu chúng ta có những công việc có ích, những mối quan hệ dễ chịu và sự hứa hẹn về sự hài lòng thì khó mà không hạnh phúc! Tôi sử dụng chữ “công việc” để so sánh với bất kỳ một hoạt động nào, được trả lương hay không, nhưng đem lại cho chún g ta một cảm giác về tầm quan trọng cá nhân của chính mình. Nếu chúng ta có một công việc mang tính chuyên nghiệp có thể đem lại một ý nghĩa cho cuộc sống chúng ta, đó chính là công việc của đời ta. Nhờ sự đóng góp vào sự đa dạng của cuộc sống con người mà ta có thể tìm thấy sự hài lòng và ý nghĩa trong việc nỗ lực ở một sân gôn hay tại bàn chơi bài bridge. Hãy nghĩ đến vấn đề giao thông nếu tất cả chúng ta đều thích việc đó, có sao đâu!
. Việc xác định thế nào là “tình yêu” là một vấn đề khó khăn. Bởi cơ sở của cảm giác đó rất huyền bí (Tại sao tôi lại yêu người này mà không yêu người kia?), người ta rút ra kết luận lời nói không thể nào so sánh được với ý nghĩa của chúng trong tình yêu của một người nào đó. Bạn nghĩ thế nào về định nghĩa này của tôi: “Chúng ta yêu người nào đó khi tầm quan trọng về nhu cầu và khao khát của anh ta hay cô ta ngang bằng với mức độ những nhu cầu và khao khát đó của chính chúng ta”. Trong những trường hợp tốt nhất, tất nhiên, mối quan tâm của chúng ta đối với lợi ích của một người nào khác vượt quá hay trở nên không thể tách rời những điều mà chúng ta mong mụốn cho chính mình. Một câu hỏi mà tôi thường dùng để giúp cho mọi người trở nên cương quyết nếu họ yêu một người nào đó thực sự là “Bạn có thể đỡ đạn thay cho người này không?”. Điều này có vẻ như vượt quá tiêu chuẩn thông thường bởi vì chỉ một số ít người trong chúng ta buộc phải đương đầu với một sự hy sinh lớn đến như vậy và không ai trong chúng ta có thể chắc chắn liệu mình sẽ làm gì nếu khao khát tự vệ của chúng ta buộc phải va chạm với tình yêu dành cho người khác của mình.
. Số người mà ta sẽ xem xét việc hy sinh bản thân mình để cứu thật ra rất hạn chế: con chúng ta, chắc rồi, chồng hoặc vợ của chúng ta, hay là một người được chúng ta yêu, có thể. Nhưng nếu chúng ta không thể tặng món quà đó, làm sao mà chúng ta có thể giả vờ yêu họ được?. Thông thường, cảm xúc về tình yêu hay sự thiếu vắng nó thật đáng chú ý trong cách mà chúng ta bày tỏ rằng người nào đó quan trọng đối với chúng ta, đặc biệt là qua số lượng và chất lượng thời gian mà chúng ta sẵn sàng dành cho họ.

. Vấn đề là tình yêu được bày tỏ qua hành vi. Thêm một lần nữa chúng ta phải xác định mình là ai, chúng ta quan tâm đến ai và cái gì, không phải qua cái mà chúng ta hứa mà là điều chúng ta làm. Tôi thường phải hướng mọi người chú ý đến vấn đề này. Chúng ta là loại động vật có ngôn từ, việc dùng ngôn từ để giải thích và cả lừa đảo nữa rất thông dụng. Sự lừa gạt tồi tệ nhất, tất nhiên, là lừa gạt chính mình. Chúng ta tin vào cái gì có quan hệ gần gũi với nhu cầu mà chúng ta cảm thấy trong sâu kín lòng mình – chẳng hạn như giấc mơ mà tất cả chúng ta thường mang theo về một tình yêu hoàn hảo, sự chấp nhận không hoàn hảo về điều gì chỉ có sẵn từ một người mẹ tốt. Sự khao khát làm cho chúng ta rất dễ bị tổn thương, những dạng thức tồi tệ nhất là sự tự lừa gạt mình và ảo tưởng, một hy vọng cho rằng cuối cùng chúng ta đã tìm thấy con người sẽ yêu chúng ta mãi mãi, chính xác như chúng ta yêu họ.
. Do đó, khi một người nào đó giả vờ làm và nói những điều mà chúng ta mong đợi từ lâu, chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta bỏ qua những thái độ cư xử không thích hợp khác. Khi tôi nghe thấy một người nào đó nói : “Anh ấy làm những điều không hay nhưng tôi biết anh ấy yêu tôi”, tôi luôn luôn hỏi lại rằng điều đó có phải là hành động cố tình làm tổn thương người nào đó mà ta yêu không. Chúng ta có làm điều sai đó với chính mình không? Liệu chúng ta có thể yêu một chiếc xe tải chẹt phải chúng ta không?

. Một vấn đề khác là tình yêu thật sự đòi hỏi chúng ta lòng can đảm vì phải trở nên hoàn toàn dễ bị tổn thương trước người khác. Sự liều lĩnh đó quá hiển nhiên. Ai mà không từng bị tan vỡ trái tim do nhầm lẫn khi trao niềm tin cho người khác? Những vết thương lòng như vậy đã khiến cho nhiều người trong chúng ta có thái độ cay đắng về tình yêu, nó phá hoại những mối quan hệ của chúng ta và sản sinh ra những trò cạnh tranh khiến cho chúng ta cạn kiệt lòng tin vào nhau.
. Thường thì mọi người hay lựa chọn giữa sự cô đơn hoàn toàn và sự tự lừa dối. Giữa hai tình trạng này, ở đâu đó, hạnh phúc của chúng ta đang ngủ yên. Rốt cuộc, chúng ta đã được chuẩn bị để nhận cái mà chúng ta đã trao. Đó là tại sao có một chút sự thật trong quan niệm rằng tất cả chúng ta đều lấy người mà chúng ta xứng đáng hay đáng đời để nhận và đó là lý do tại sao hầu hết những sự không hài lòng thoả mãn với người khác thường phản ánh những giới hạn trong bản thân chúng ta.

16Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Tue Jun 22, 2010 7:19 pm

nttuyen



TẬT CẰN NHẰN
( Đặng Mỹ Quỳnh)

. Thử nghĩ xem, chồng bạn sẽ như thế nào nếu như bạn vừa làm công việc nhà vừa luôn miệng than thở, ca cẩm ? Sự than thở, ca cẩm liên tục của bạn không khiến anh ấy phát điên lên mới là lạ đấy!
. Anh B., một chuyên viên văn phòng nói: “Cứ mỗi lần nghe vợ tôi than thở về chuyện phải giặt quá nhiều quần áo, sàn nhà chà rửa mãi vẫn không sạch được, cái quạt máy sao mà mau đóng bụi thế … và vô vàn những việc khác nữa… là tôi có cảm giác như thể cô ấy đang gián tiếp trách cứ tôi chỉ biết ngồi không hưởng thụ trong lúc cô ấy đang tay năm tay mười tất bật với công việc. Điều đó khiến tôi rất khó chịu. Chẳng thà cô ấy cứ yêu cầu tôi làm việc này hay việc khác còn tốt hơn!”
. Còn chị L., vợ anh, thì hoàn toàn bị bất ngờ khi nghe chồng nói thế. Vì chị cho rằng chị chỉ buột miệng nói về công việc mà thôi.
. Theo các chuyên gia tâm lý, phần lớn những ngườica cẩm trong khi làm việc thường không nghĩ đó là ca cẩm. Bởi vì dù luôn miệng phàn nàn, họ vẫn nhẫn nại hoàn thành công việc của mình mà không nhờ đến sự giúp đỡ của ai khác. Tuy nhiên, nếu ca cẩm, phàn nàn dù chỉ một vài lần, nó sẽ trở thành thói quen.
. Có hai việc có thể gặp sau chuyện ca cẩm của bạn là: Một, chồng bạn sẽ thông cảm cho thói quen ca cẩm của bạn và không tỏ thái độ bực dọc, khó chịu; có khi còn chủ động giúp bạn “thanh toán” công việc cho nhanh hơn, tốt hơn. Hành động này, dĩ nhiên, sẽ làm bạn “tắt đài” ngay lập tức. Đồng thời bạn sẽ chấm dứt được thói quen ca cẩm khi đã có anh ấy giúp một tay. Hai, anh ấy rất bực dọc khi nghe bạn than thở và nghĩ rằng bạn gián tiếp trách móc. Có thể anh ấy sẽ bỏ đi khỏi nhà hoặc gây gổ ngay với bạn, kiểu như: “Em muốn gì thì cứ nói thẳng ra đi!”. Thái độ này của chồng bạn khiến sự ca cẩm thở than tự nhiên của bạn sẽ trở thành cằn nhằn thực sự. Thế là chiến tranh bùng nổ!
. Tốt nhất, hãy chấm dứt việc ca cẩm của bạn bằng những biện pháp dưới đây:
- Lập thời gian biểu thật rõ ràng rành mạch những việc cần làm trong ngày. Giao hẳn cho chồng bạn một vài việc trong khi bạn làm việc khác. Còn nếu như anh ấy bận việc đột xuất, hãy làm thay việc của anh ấy một các vui vẻ, với thái độ thiện chí.
- Mỗi khi bạn bị áp lực công việc đè nặng, hãy thư giãn bằng cách ngừng công việc lại lập tức để uống một ly nước mát, nghe một bản nhạc hoặc ăn một thứ hoa quả nào đấy.
- Nếu bạn cảm thấy trong người không khoẻ, hãy gạt bỏ mọi việc trong một khoảng thời gian ngắn để nghỉ ngơi và cố đừng nghĩ đến nó nữa. Nếu có bệnh, hãy đi khám chữa bệnh.
- Hãy cân nhắc cẩn thận trước khi “mở miệng” để kiểm soát mình sắp nói điều gì. Vài lần như thế, bạn sẽ tạo được thói quen tốt cho mình, xoá được việc ca cẩm cằn nhằn đi.
. Những ông chồng không chịu nổi các bà vợ hay than phiền ca cẩm. Hãy dịu dàng và tận tụy một chút, bạn sẽ được đền bù xứng đáng: các ông chồng yêu vợ luôn muốn làm vừa lòng bà xã, nếu bạn đối xử với anh ấy bằng một thái độ đáng yêu.

-------------
. Note: Chi em A 6 chúng ta: ai đọc bài này thấy cũng "tạm" thì cứ yên tâm xài "khổ nhục kế" ( hi hi ); phu nhân nào mà hổng "biểu quyết" thì cũng đừng nổi giận vì nó được trích từ "Phụ nữ - người giữ gìn bếp lửa" scratch đã giữ bếp lửa thì có bao giờ thảnh thơi ? geek

17Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sun Jan 31, 2010 12:16 am

nttuyen



TÌNH YÊU KHÔNG BAO GIỜ MẤT ĐI, NGAY CẢ TRONG CÁI CHẾT
. Gordon Livingston

. Tôi là một người cha đã hai lần mất con. Trong thời gian có mười ba tháng, tôi đã mất con trai cả vì cháu tự sát và con trai út vì bệnh máu trắng. Nỗi đau đớn đã dạy tôi nhiều điểu về sự mong manh của cuộc sống và sự tận cùng của cái chết. Mất một điều có ý nghĩa đối với tất cả chúng ta là một bài học giữa sự vô vọng, tủi nhục và sống sót. Sau khi bị tước bỏ mọi ảo ảnh về việc có thể kiểm soát cuộc sống, tôi đã neo đậu, tôi phải quyết định vấn đề nào vẫn còn đáng quan tâm. Tôi nhanh chóng và nhận ra rằng những điều hiển nhiên nhất – Tại sao lại là các con trai tôi ? Tại sao lại là tôi? – thật là vô nghĩa vì chúng không giúp ta tránh khỏi số phận. Tất cả những sự hấp dẫn của công bằng đều là mơ hồ.
. Tôi đã được chỉ dẫn bởi những người cũng phải chịu đau khổ như tôi, những người mà tôi yêu và những ai đã từng chịu đựng những mất mát không gì có thể bù đắp nổi, để tìm ra lý do tiếp tục sống. Giống như tất cả những ai đã từng phải đau đớn mất mát, tôi học cách để căm ghét thực sự từ “khép lại”, với hành động đó, tôi tôi tìm thấy một sự thật rằng sự đau thương là một tiến trình hữu hạn mà chúng ta có thể hồi phục từ đó. Ý tưởng rằng tôi sẽ tới một giai đoạn trong đó tôi không còn nhớ con và day dứt vì đau thương nữa là không thể có và tôi đã từ bỏ nó. Tôi phải chấp nhận rằng tôi không bao giờ còn là con người như cũ, rằng một phần trong trái tim tôi, có thể là phần tốt đẹp nhất, đã bị cắt rời và chôn vùi cùng với các con tôi. Thế thì cái gì vẫn còn lại ? Đây là câu hỏi đáng phải suy nghĩ .
. Gregory Peck , trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau khi con trai ông mất, nói : “Tôi không nghĩ đến cháu hằng ngày, tôi nghĩ đến cháu hằng giờ mỗi ngày” . Với thời gian , bản chất của những ý nghĩ này thay đổi, từ những hình ảnh về sự ốm đau chết chóc, ký ức sẽ dịu lại khi nhớ đến tất cả những gì mà cuộc sống đã chứa đựng về những người thân yêu đã mất đi.
. Nỗi đau thương là một chủ đề mà tôi phải biết rõ. Quả thật, nó là một chủ đề trong cuộc sống của tôi trong một thời gian khá dài. Tôi đã viết một cuốn sách về nó, cố gắng để tìm thấy con đường đi cho mình. Cái tôi học được là không có con đường nào đi vòng quanh sự thương đau; bạn chỉ có thể đi xuyên qua nó. Trong cuộc hành trình đó, tôi đã kinh qua nỗi tuyệt vọng, ý nghĩ tự sát và tôi biết rằng tôi không cô đơn. Chắc chắn rằng không thể có sự an ủi trong lời nói, tôi nhận thức ra rằng lời nói, của tôi hay của những người khác, là tất cả những gì tôi đóng khung kinh nghiệm của chính mình, trước tiên với nỗi tuyệt vọng và sau cùng là một niềm tin mong manh rằng cuộc sống của tôi vẫn còn có ý nghĩa.
. Mười ba năm sau, các con trai tôi, mặc dù đã bị thời gian làm cho đông cứng, nhưng vẫn là một sự hiện diện sống động với tôi. Tôi hầu như đã tha thứ cho mình vì đã không cứu được các cháu. Tôi đã thấy mình già đi mà không có chúng. Các con tôi sẽ không chôn cất tôi như tôi đã nhận ra một cách chắc chắn. Tôi đã từng run lên khi phải nhắc tới lòng tin vào một vũ trụ có trật tự và một vị Chúa trời công bằng. Nhưng tôi không đánh mất niềm tin vào tình yêu của mình cũng như lòng mong mỏi của tôi với tất cả, vô điều kiện và tôi sẽ thấy lại tất cả.
. Đây là những gì đã trôi qua trong sự chờ đợi hy vọng: Những người thân yêu mà chúng ta mất đi sẽ khơi dậy tình yêu mà chúng ta chưa hề biết là mình có. Những sự thay đổi vĩnh viễn này là di sản mà họ để lại, là món quà mà họ cho ta. Nhiệm vụ của chúng ta chính là chuyển tình yêu đó cho những ai vẫn còn cần đến ta. Bằng cách này, chúng ta vẫn còn sự trung thành với ký ức về họ.
. Trong đám cưới của con gái mình, tôi đã mượn một vài suy nghĩ của Mark Helprin và viết nên những lời sau :
. “Tình yêu giữa cha mẹ và con cái phụ thuộc rất nhiều vào sự tha thứ. Chính sự không hoàn hảo của chúng ta đã khiến chúng ta có tư cách là con người và lòng tự nguyện của chúng ta để khoan dung với những người trong gia đình và bản thân. Chúng ta đã làm giảm nhẹ sự đau thương vì tình yêu thường làm chúng ta trở nên dễ tổn thương với chúng. Trong những giây phút như thế này, chúng ta chào mừng phép lạ giữa hai người đã tìm thấy nhau và đã cùng nhau tạo ra cuộc sống mới. Nếu tình yêu quả thật có thể vượt qua cái chết thì nó chỉ có thể làm điều đó qua ký ức và sự hiến dâng. Ký ức và sự hiến dâng – với nó trong trái tim bạn dù đã từng bị tan vỡ, bạn sẽ cảm thấy đủ đầy và bạn sẽ ở lại trong cuộc đấu tranh cho đến giây phút cuối”.

18Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sat Nov 28, 2009 1:40 am

qhthai

qhthai

nttuyen đã viết:. Tính cách đàn ông hoàn toàn trái ngược với phụ nữ. Đối diện với những vấn đề quan trọng, họ ít khi bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của mình. Do vậy, khi thấy họ im lặng, bạn hãy nghĩ rằng , họ đang hài lòng về bạn cũng như về quan hệ gia đình. Bởi vì, người đàn ông hạnh phúc nhất cũng thường là người ít nói nhất đấy! Các nhà ngôn ngữ học đã diễn đạt một số “ ngôn ngữ im lặng” của họ như sau:

. Cảm thấy hài lòng về quan hệ gia đình, bè bạn
Khi phụ nữ có dịp ngồi lại cùng nhau, họ ồn ào chẳng khác một cái chợ. Ngược lại, khi đàn ông nhóm họp, họ lại nói rất ít và cảm thấy hạnh phúc khi ngồi gần nhau trong im lặng. ............................................

. Khó diễn đạt những gì đang suy nghĩ :
Đàn ông không khéo léo lắm trong việc bày tỏ suy nghĩ của họ như phụ nữ và phải mất nhiều thời gian khi muốn bộc lộ điều muốn nói. Đặc biệt đối với chuyện tình cảm, họ thường không cảm thấy thoải mái như phụ nữ khi muốn đề cập đến vấn đề này. Đàn ông rất khó khăn khi muốn bày tỏ suy nghĩ của mình.

. Đang cố gắng thực hiện điều gì đó :
Đàn ông thích giải quyết vấn đề một mình trong khi phụ nữ cần nhu cầu chia sẽ vấn đề với mọi người. Do đó, thái độ im lặng chứng tỏ họ đang nghĩ cách làm thế nào để giải quyết ổn thoả vấn đề. Một nhà tâm lý học đã nói : “Đàn ông đến từ sao Hoả và đàn bà đến từ sao Kim”. ......

. Hạnh phúc khi ở bên bạn :
Trong lúc này, người đàn ông không thể diễn tả thành lời cảm giác hạnh phúc khi ở bên bạn mà chỉ còn biết ngồi im lặng để tận hưởng. Đồng thời, họ sẽ nhìn bạn, mĩm cười hoặc vuốt mái tóc bạn. Những lúc đó, tất nhiên bạn không cần họ nói một lời nào nữa, phải không?.....

.......................................

(Trích "Phụ nữ-người giữ gìn bếp lửa" - Đặng Mỹ Quỳnh)
-----------------
Bài viết này có vẻ rất đúng đối với A6 mình nhỉ???

19Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Fri Nov 27, 2009 8:05 am

ptnthuy

ptnthuy

Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Icon_razz Đúng rồi , đàn ông rất khó khăn trong việc biểu lộ suy nghĩ và tình cảm của mình (vì là lời từ trái tim ) nên ông bà mình có hai câu thơ để minh chứng :

Thò tay dói bứt cọng ngò
Thương em dứt ruột ,anh giả đò ngó lơ.

Mà quí anh trai thấy câu này đúng không ? hi....hi. Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Icon_basketball

nttuyen



. Tính cách đàn ông hoàn toàn trái ngược với phụ nữ. Đối diện với những vấn đề quan trọng, họ ít khi bộc lộ tình cảm và suy nghĩ của mình. Do vậy, khi thấy họ im lặng, bạn hãy nghĩ rằng , họ đang hài lòng về bạn cũng như về quan hệ gia đình. Bởi vì, người đàn ông hạnh phúc nhất cũng thường là người ít nói nhất đấy! Các nhà ngôn ngữ học đã diễn đạt một số “ ngôn ngữ im lặng” của họ như sau:

. Cảm thấy hài lòng về quan hệ gia đình, bè bạn
Khi phụ nữ có dịp ngồi lại cùng nhau, họ ồn ào chẳng khác một cái chợ. Ngược lại, khi đàn ông nhóm họp, họ lại nói rất ít và cảm thấy hạnh phúc khi ngồi gần nhau trong im lặng. Trong gia đình cũng thế, người chồng cũng thường tỏ thái độ im lặng hơn trong khi người vợ cứ luôn miệng kể lể hết chuyện này đến chuyện khác trong cuộc sống hàng ngày. Cần hiểu rằng, khi có thể ngồi bên cạnh bạn mà không nói gì thì có nghĩa là họ chẳng có gì phàn nàn về quan hệ gia đình cả.

. Đang nghỉ ngơi sau một ngày làm việc:
Không như phụ nữ, đàn ông thích được sống trong yên tĩnh đôi chút và suy nghĩ lại những sự kiện trong ngày. Nếu bạn biết ý không quấy rầy thì họ sẽ quý bạn nhiều hơn.

. Khó diễn đạt những gì đang suy nghĩ :
Đàn ông không khéo léo lắm trong việc bày tỏ suy nghĩ của họ như phụ nữ và phải mất nhiều thời gian khi muốn bộc lộ điều muốn nói. Đặc biệt đối với chuyện tình cảm, họ thường không cảm thấy thoải mái như phụ nữ khi muốn đề cập đến vấn đề này. Đàn ông rất khó khăn khi muốn bày tỏ suy nghĩ của mình.

. Đang cố gắng thực hiện điều gì đó :
Đàn ông thích giải quyết vấn đề một mình trong khi phụ nữ cần nhu cầu chia sẽ vấn đề với mọi người. Do đó, thái độ im lặng chứng tỏ họ đang nghĩ cách làm thế nào để giải quyết ổn thoả vấn đề. Một nhà tâm lý học đã nói : “Đàn ông đến từ sao Hoả và đàn bà đến từ sao Kim”. Sự rút lui trong im lặng của người phụ nữ là điều luôn cần thiết đối với đàn ông. Trong trường hợp này , hãy để họ làm những điều họ thích là cách xử sự khôn ngoan nhất.

. Hạnh phúc khi ở bên bạn :
Trong lúc này, người đàn ông không thể diễn tả thành lời cảm giác hạnh phúc khi ở bên bạn mà chỉ còn biết ngồi im lặng để tận hưởng. Đồng thời, họ sẽ nhìn bạn, mĩm cười hoặc vuốt mái tóc bạn. Những lúc đó, tất nhiên bạn không cần họ nói một lời nào nữa, phải không?
. Tuy nhiên, cánh đàn ông cũng nên biết chọn lấy thời cơ để bày tỏ tình cảm với người bạn đời của mình. Bởi vì, phụ nữ luôn mong chờ ở họ sự biểu lộ tình cảm. Khi đã thành vợ chồng, do mức độ tình cảm không còn nồng nàn như thưở ban đầu nên đàn ông phải biết khéo léo gợi ý … . Điều này đem lại sự hài lòng cho cả hai trong cuộc sống vợ chồng. Bên cạnh đó, mỗi khi được vợ làm giúp việc gì, người chồng hãy thể hiện tình cảm đúng lúc cho dù việc nhỏ nhặt hàng ngày. Trước thái độ của chồng, cô ấy sẽ cảm thấy mình rất cần thiết và quan trọng đối với bạn biết bao. Đừng coi đó là việc làm khách sáo, mà hãy nghĩ rằng, lời nói hay cử chỉ biểu lộ lòng biết ơn đúng lúc sẽ làm mặn mà hơn tình cảm giữa hai người.

. Những bậc “đại trượng phu” cũng cần biết phải tâm sự với bạn đời mỗi ngày cho dù có bận rộn đến đâu đi nữa. Bởi vì cuộc sống gia đình có những mối quan tâm chung mà cả hai cần chia sẽ với nhau. Khi người đàn ông biết quan tâm đến gia đình thì người vợ sẽ hoàn toàn tin tưởng vào chồng, đồng thời càng nỗ lực cùng chồng xây dựng một gia đình ấm êm và hạnh phúc.

(Trích "Phụ nữ-người giữ gìn bếp lửa" - Đặng Mỹ Quỳnh)
-----------------

nttuyen



. Bạn có muốn biết bí mật của các cặp vợ chồng hạnh phúc không ? Bí mật không phải từ những cuộc đối thoại sắc sảo hoặc do cảm hứng khi quan hệ tình dục, mặc dù những điều đó cũng có tác động đến hạnh phúc. Bí mật là ở chỗ họ tìm ra được cách sống thế nào cho phải với nhau.
. Sự ân cần, dịu dàng, sâu sắc và tế nhị là những đức tính làm thăng hoa tình cảm và tạo một mối quan hệ bền vững. Có những khoảnh khắc trong cuộc sống mà cả hai phải cùng chìa tay cho nhau để giữ được tình cảm bền lâu.
. Đối với các cặp vợ chồng hạnh phúc , việc đối xử tử tế với nhau là điều tất nhiên và rất dễ dàng, thậm chí cả vào lúc họ không thể chịu đựng nhau được nữa. Điều đó không có nghĩa là họ vị tha hơn người khác. Vấn đề là họ hiểu một quy luật : chỉ cần một hành động dịu dàng nhỏ thôi cũng giúp khơi dậy lòng tốt của cả đôi bên, tạo nhịp điệu cho một tình yêu vui vẻ.
. Đôi khi cử chỉ dịu dàng nhất chỉ là một hành động đơn giản mà không cần bất kỳ lời nói nào. Đó chỉ là bàn tay của bạn đặt trên đầu gối của anh vào giữa tiệc tối khi bạn cảm nhận được anh đang chán nản. Đó cũng chỉ là cái ôm chặt của anh để khuyến khích bạn khi bạn đi phỏng vấn xin việc. Để giải thích vì sao sự cảm nhận khi tiếp xúc da thịt lại mạnh mẽ đến thế, cô Sandra Anne Taylor, tác giả cuốn sách Bí mật của sự quyến rũ, cho rằng, khi hai người tiếp xúc với nhau, cơ thể cả hai sản xuất ra chất oxytocin tạo cảm giác thanh bình làm cho cả hai cảm thấy ràng buộc và khắng khít nhau hơn.
. Khi bạn làm được những điều tốt nho nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, điều đó sẽ trở thành nguồn sức mạnh trong mối quan hệ vợ chồng. Những thói quen bình thường cho bạn biết bạn có thể trông cậy vào ông xã ở những chuyện rất nhỏ nhưng đầy ý nghĩa.
..Hãy tạo thói quen có thể làm được lâu dài , quên đi những cử chỉ to tát, nghĩ đến điều nhỏ bé mà ngọt ngào. Chẳng hạn việc thức khuya cùng chồng khi anh ấy làm việc khuya, pha cho anh ấy một ly cà phê giúp anh ấy tỉnh táo hơn.
. Những phép lịch sự bạn học từ thuở “xa xưa” ở tuổi Mẫu giáo như “Cám ơn”,“xin lỗi” … nên được ôn lại và sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hôn nhân. Cám ơn nhau về những việc thông thường nhất, luôn lịch sự và thấy được những điều dù nhỏ mà người kia đã làm, sẽ giúp hai người luôn cảm kích nhau.
. Chúng ta đều sống trong một thế giới cạnh tranh, và thường tự hà khắc với chính mình. Chỉ cần một lời nhắc nhở, lời khen từ một người ta trân trọng , thương yêu là ta thông minh, xinh đẹp hay vui tính … cũng đã giúp ta vượt qua sự thiếu tự tin của bản thân rồi.
. Hãy nói về những hành động tự phát nhưng gợi cho bạn cảm giác vui vẻ với ông xã. Chẳng hạn như thỉnh thoảng ông xã đến cơ quan đón bạn đi ăn cơm, vì biết bạn cũng muốn thay đổi không khí.
. Khi làm một điều gì đó gây ngạc nhiên, cũng mang lại cảm giác rất vui vẻ. Một ngày bạn nhìn thấy giấy hẹn từ cửa hiệu giặt trên gối của mình : ông xã bạn tình cờ đọc được trên danh sách những việc bạn phải làm là mang bộ áo dài của mình đến hiệu giặt, và anh đã âm thầm làm mà không cần hỏi.
. Dĩ nhiên là rất khó làm một điều gì nhỏ bé ngọt ngào, khi cà hai đều trong hoàn cảnh khó khăn. Nhưng thực tế, chính khi đó, một hành động tử tế sẽ mang hiệu qủa cao nhất. Hãy tưởng tượng bạn đang có mang 5 tháng, còn ông xã đột ngột thất nghiệp do thay đổi ban giám đốc. Khi đó chắc chắn bạn sẽ cảm thấy tủi thân. Tuy nhiên, cho dù lo lắng cho tình hình tài chính của gia đình, bạn hãy khuyến khích ông xã, đặt niềm tin vào anh, giúp anh ấy tự tin hơn để vượt qua giai đoạn khó khăn.
. Bạn không cần phải đợi đến khi có khủng hoảng trầm trọng mới có những hành động tử tế với nhau. Những khoảnh khắc ân cần đó giúp hai người yêu quý nhau hơn.
. Khi bạn nghe ông xã khen mình với một người khác, đó sẽ là một lời khen tuyệt vời. Hãy kể những điều tốt đẹp về người bạn đời của mình, đó là chìa khoá giúp hai người thêm tin tưởng, gần gũi nhau hơn.

(Trích "Phụ nữ-người giữ gìn bếp lửa" - Đặng Mỹ Quỳnh)
----------

nttuyen



. Đôi khi sự lừa dối được chúng ta khoác cho một tấm áo hoa mỹ, rằng những gì chúng ta làm chỉ là để cuộc sống trở nên đơn giản và thoải mái hơn cho mình và cho cả người khác. Như thực tế thì sự lừa dối, đôi khi chỉ là nhỏ nhặt, được tạo ra là để trốn tránh chứ không phải là để giải quyết vấn đề như chúng ta vẫn cố ngụy tạo. Hầu hết sự lừa dối trong tình yêu đều xuất phát từ việc chúng ta đặt cái tôi của mình cao hơn sự tôn trọng dành cho tình yêu. Chúng ta giả dối vì sợ phải phơi bày bản chất yếu đuối của mình. Chúng ta tạo cho mình vẻ hoàn hảo để được chú ý, được yêu thương. Chúng ta trốn tránh thực tế, tránh phải đối mặt với các vấn để phức tạp thông qua sự tự lừa dối mình và lừa dối cả những người xung quanh . Bằng cách đó ta ngỡ rằng đã có thể khéo léo che đậy được sự thật dể có thể yên ổn sống và làm theo ý mình.
. Song, tình yêu không thể xây dựng trên nền tảng của sự dối trá. Việc nói dối không bao giờ có thể đem lại kết quả mong muốn, mà trái lại, còn là nguyên nhân gây ra sự thất bại trong các mối quan hệ. Không có gì tồi tệ hơn khi phát hiện ra rằng chúng ta đang bị đánh lừa bởi chính những người mà chúng ta luôn tin tưởng và yêu quý. Sự thật khi được phơi bày trở nên quá phủ phàng , làm tổn thương lòng tự trọng, niềm tin cũng như dập tắt tình yêu thương.
. Sự thành thật luôn là cách giải quyết tốt nhất. Dẫu rằng lúc đầu có khi nó gây ra niềm đau, sự thất vọng, nhưng sự tôn trọng và sự thật lòng không giấu giếm đi kèm khiến nó dễ chịu hơn rất nhiều đối với người tiếp nhận. Vì vậy, hãy bắt đầu từ việc trung thực với bản thân mình để rồi có thể trung thực hơn với những người xung quanh.

-------------

nttuyen



Like a Star @ heaven Tạo dựng một gia đình hạnh phúc không phải là chuyện dễ dàng, cũng không phải quá khó. Nhìn bề ngoài, chúng ta có thể thấy gia đình toàn là những niềm vui mà không thấy những khó khăn hoặc ngược lại chỉ thấy sự buồn phiền mà bỏ qua những điều tốt đẹp. Thật ra cuộc sống gia đình vốn rất đa dạng, không phải lúc nào cũng bình lặng và êm đềm, đôi khi giông bão xuất hiện không báo trước. Vì vậy những ai đang và sẽ lập gia đình hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý vững vàng để đủ nghị lực vượt qua những thách thức. Hãy dùng chính niềm vui và hạnh phúc đang nắm giữ làm sức mạnh để đẩy lùi những khó khăn mà chúng ta đang phải đối mặt.

. Bà Carla lớn lên trong một vùng quê nghèo, hàng ngày cả nhà bà phải làm việc cực nhọc mới có đủ miếng ăn. Sau khi học xong phổ thông, bà lập gia đình với ông Ronald. Chẳng được bao lâu sau, bà tiễn chồng gia nhập quân ngũ trong Thế chiến 2.

. Hai năm sau chồng bà trở về. Họ lần lượt sinh được sáu người con. Đến nay bà đã có 14 đứa cháu nội ngoại và 7 đứa cháu cố. Bà nói :”Lập gia đình rồi có con cháu là niềm vui sướng nhất trong đời tôi. Tuy tôi phải lo chạy ăn cho chúng từng bữa và nhiều nỗi lo khác nữa, nhưng chỉ cần nghĩ đến hạnh phúc được làm mẹ là những khó khăn trước mắt như tan biến và cuộc đời thật đáng sống biết bao !”
. Bà thừa nhận :”Khi tôi còn nhỏ, nếu có người nói với tôi về một cuộc sống gia đình như thế này đang chờ tôi phía trước, có lẽ tôi sẽ nói rằng mình không đủ sức để vượt qua. Nhưng giờ đây nếu phải bắt đầu lại, tôi cũng sẽ sống đúng như những gì mình đã trải qua, với những lo lắng, hy sinh và cả niềm hạnh phúc vô biên của một người vợ, người mẹ…”

. Nghiên cứu cho thấy, nhiều người thường có cái nhìn không đúng với thực tế, ví dụ như việc nuôi dạy con cái : 45% người được hỏi nói dễ dàng hơn thực tế. trong khi có 26% tin rằng khó hơn.

---------------

24Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Tue Oct 27, 2009 11:45 pm

nttuyen



SỢ VỀ NHÀ
( Trích “Thư gửi vợ” của Sơn Ca )

. Không gì hành hạ anh bằng nghe em cằn nhằn. Vậy mà điều này cứ như một điệp khúc lập đi lập lại mỗi ngày.
. “Anh ơi, đổ rác giúp em với” ; “Anh vẫn chưa đổ rác à” ; “Trời ạ, có cái giỏ rác mà nói mãi anh vẫn không đổ đi cho em là sao”.
. “Anh ơi, bóng đèn lại cháy rồi này”; “Cái cửa ra vào dạo này sao khó đẩy quá”; “Anh xem giùm em cái đường ống nước, nước cứ bắn tung toé khắp nhà bếp, nhớp nháp quá đi thôi”.
. “Lại nhậu nhẹt rồi; anh mà say bét nhè là đừng trách em đấy nhé”; “Em đã bảo anh bao nhiêu lần rồi, bữa sáng không thể bỏ được”; “Anh làm gì mà cứ thức khuya vậy, đi ngủ sớm mai còn đi bộ với em”; “Sao quần áo anh cứ vứt tung tung thế này, em đã nhắc bao nhiêu lần…”
. “Anh ích kỷ lắm, sao mọi việc cứ đổ hết lên đầu em thế này “

. Nét mặt cau có, hết chuyện này đến chuyện nọ. Ôi em, anh đau đầu quá.

. Anh nhận ra mình đã cưới một người vợ siêu cằn nhằn. Mở mắt ra, đi làm về đến nhà và đến cả khi lên giường đi ngủ rồi, em vẫn không thôi phàn nàn, trách cứ. Như thể từ khi lấy em về đến giờ anh chẳng làm được việc gì nên hồn. Hình như những lời rủ rỉ rù rì như trên là mối liên hệ duy nhất trong giao tiếp của chúng ta bây giờ. Buổi tối lẽ ra để thư giãn, nghỉ ngơi thì em lại nhè khoảng thời gian ấy để nói những lời chán chết. Ban đầu anh cứ ậm ờ và chiều theo ý em cho xong chuyện, nhưng sau dần nhận ra, những chuyện như vậy sẽ không bao giờ có kết thúc và nghĩa là phải học cách sống chung với nó. Thật mệt mỏi. Đôi khi ra khỏi cơ quan, nghĩ đến cảnh về nhà là anh lại sợ. Thà ở lại cơ quan làm thêm việc còn thoải mái hơn nhiều.

. Em nói nhiều như vậy là muốn nhắc nhở anh, nếu anh không thừa nhận những gì mắc phải là khuyết điểm thì ít ra cũng từ sự “nhắc nhở” đó mà rút kinh nghệm tránh không lặp lại. Mặt khác , cằn nhằn cũng là biểu hiện sự quan tâm, mong muốn hoàn cảnh được tốt hơn. Nhưng em biết không, liên tục nhắc lại những chuyện đó làm anh chán ngấy. Và cách phản ứng lại của anh là “né tránh” : cố tình dán mắt vào tivi , chơi game, bỏ ra khỏi nhà. Thái độ “không thèm chấp”; “bất hợp tác” như vậy càng khiến em bứt rứt, khó chịu trong lòng và em lại cằn nhằn nhiều hơn. Kết quả là gì ? Cả hai đều cáu gắt, cuộc sống khó có được sự vui vẻ.

. Cằn nhằn đã là “căn bệnh mãn tính” của em, là một phần trong cuộc sống của chúng ta rồi, không thể nào khác được. Cho nên, điều anh muốn nói với em là : mỗi ngày cho anh ba mươi phút được nghỉ ngơi, yên tĩnh; khi buồn bực em hãy nói rõ ra lý do – không vòng vo, không nói đi nói lại mãi một vấn đề. Được nghỉ ngơi, anh mới có tinh thần lắng nghe em nói và bình tâm ngồi lại trao đổi với em.

--------------
Post xong, tự dưng "ngộ" ra câu "Đời là bễ khổ" (và xin phụ lục thêm : .... ai cũng khổ ") ! geek

25Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Sun Oct 25, 2009 11:58 pm

nttuyen



CHỒNG TÔI KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI THƠ MỘNG, VẬY THÌ SAO ?
( Trích từ Selection )

Vừa qua tôi đã khá ngu ngốc thử làm theo một trò chơi trắc nghiệm về những đôi vợ chồng “thơ mộng” như cách một số tạp chí đưa ra. “Lần cuối cùng chồng bạn tặng hoa cho bạn là khi nào ?”. Câu hỏi là như thế. Tôi cố nhớ mà không ra. Có lẽ điều đó phải xảy ra lâu lắm rồi, hồi tôi mới sinh đứa con gái của chúng tôi. Trả lời : cách đây 5 năm.
. “Cuộc tắm chung của hai vợ chồng bạn cách đây khi nào ?” . Sao? Cả hai vợ chồng cùng tắm trong một bồn tắm ư ? Trong khi tôi được nuôi dưỡng và lớn lên từ trường bà xơ ! Trả lời : chưa bao giờ. “Chồng bạn có viết cho bạn một bài thơ hay một bức thư tình nào gần đây không?” – Anh ấy? Một bài thơ tình ư? Cách đây 20 năm, khi còn sống độc thân, anh ấy hay đi làm việc dài ngày sang Châu Âu, mẹ anh đã yêu cầu anh gửi cho bà tối thiểu cũng một bưu thiếp để cho bà biết “anh còn sống hay đã chết”. Bà đã nhận được một bưu thiếp với chỉ hai chữ : đang sống ! Không, anh ấy chẳng bao giờ viết thư tình hay làm thơ tình . Câu trả lời : Không.
. Đến đoạn này của trắc nghiệm, tôi hiểu là vợ chồng tôi đang “lâm nguy”, nên tôi cố vắt óc để nhớ xem có được điều gì không . Nhưng hình ảnh duy nhất trở về trong trí nhớ của tôi là hình ảnh chúng tôi túc trực bên giường đứa con gái lên 5 , hồi đó đang bị sốt cao. Đêm hôm ấy, thấy tôi đã mệt mỏi, anh ấy đã tự mình ngồi thay khăn ướt trên trán con bé và đặt một chậu nhựa bên cạnh nó. Thấy anh ấy sẵn sàng thức qua đêm săn sóc con, tôi đã sang phòng bên để ngủ, trong lòng đầy biết ơn. Hình ảnh đó đối với tôi là quý báu nhưng liệu có chút thơ mộng nào không ? Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi còn nhớ thời kỳ chúng tôi nuôi một con chó con và cố tập cho nó giữ vệ sinh. Một buổi tối, ngay trước lúc anh ấy đi làm về, con chó ị bậy lên ghế dài trong phòng khách. Khi anh ấy về, tôi đã nổi nóng lên với anh ấy, nói mình không chịu nổi con chó quỷ sứ ấy nữa. Anh cũng nói lại với giọng tương tự và ầm ầm bỏ đi. – “Em hoàn toàn nổi cuồng lên rồi. Anh đi thư viện đây. Ở đấy ít ra cũng yên tĩnh hơn” .
. Một lúc sau anh ấy trở về, tươi cười, hai tay ôm đầy sách và tuyên bố : “Anh sẽ không để mình bị đuổi ra khỏi nhà bởi một người vợ nổi điên và một con chó con” . Tôi đã ôm choàng cổ anh ấy và cả hai cùng phá lên cười . Cảnh ấy có chút gì thơ mộng không ? Không, không phải.
Ồ, tất nhiên, anh ấy không bao giờ quên những hộp kẹo ngày Thánh Valentine cũng như những tấm bưu thiếp thường có chút hài hước dí dỏm. Còn đồ thêu và hoa thì không phải cách của anh ấy. Sau 10 năm cưới nhau, phải công nhận rằng chồng tôi không thuộc loại hay tặng hoa cho vợ và tôi cũng không chờ anh ấy trong bồn tắm sủi bọt xà phòng – có thể chúng tôi rơi vào loại vợ chồng kém thơ mộng chăng ?
. Nhưng hình ảnh chồng tôi nằm ngủ thiếp đi, tay còn cầm cái chậu nhựa bên cạnh đứa con gái đang bệnh làm rung động trong tôi sợi dây xúc cảm. Và khi tôi la mắng anh ấy một cách vô lý, anh đã cười mà tha thứ cho tôi, chính tôi còn nợ anh ấy.
. Trong cuộc sống vợ chồng, những lúc âu yếm nhất có thể xảy ra khác thường và không mấy lãng mạn, nhưng nó có giá trị gấp ngàn lần những bài thơ và những bức thư tình trên thế gian này.

---------------

26Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Nếu không có tình yêu ... Fri Oct 16, 2009 11:40 pm

nttuyen



* Không có tình yêu
Bổn phận khiến người ta dễ nóng giận

* Không có tình yêu
Trách nhiệm đẩy con người tới chỗ bất nhã

* Không có tình yêu
Công bằng làm cho người ta đâm ra tàn nhẫn

* Không có tình yêu
Sự thật biến người ta thành kẻ ưa xoi mói

* Không có tình yêu
Sự khôn ngoan dẫn dắt bạn đến chỗ láu cá

* Không có tình yêu
Sự đon đả biến con người thành kẻ giả dối

* Không có tình yêu
Sự am hiểu đẩy bạn trở thành kẻ cố chấp

* Không có tình yêu
Quyền lực khiến người ta trở thành kẻ áp bức

* Không có tình yêu
Danh tiếng làm bạn trở thành kẻ kiêu ngạo

* Không có tình yêu
Của cải làm người ta trở nên tham lam

* Không có tình yêu
Lòng tin biến bạn thành kẻ cuồng tín

* Không có tình yêu
Trên đời này bạn không là gì cả.


---------------
(Sưu tầm)

27Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Hạnh phúc cũng cần phải học Sat Sep 26, 2009 12:57 am

nttuyen



ĐỪNG XAO NHÃNG CHĂM CHÚT TÌNH YÊU
(CV. Tâm lý : Lý Thị Mai )

. Hạnh phúc luôn vô tư và hồ hởi đến với mọi nhà, vấn đề còn lại là ở chỗ chúng ta có trân trọng đón chào và hết lòng bảo vệ hay không. Hình như có bao nhiêu người thì cũng gần như có bấy nhiêu hệ thống tiêu chí định lượng và định tính, nhưng giữa vô vàn sự khác nhau đó , ai cũng đều có thể dễ dàng nhận ra một số nét đồng nhất trong quan niệm về hạnh phúc của hôn nhân.
. Trước hết, hạnh phúc chỉ thực sự có khi người ta kết hôn chỉ vì tình yêu nồng nàn và sâu sắc. Nếu kết hôn vì bất cứ lý do nào khác thì cao lắm họ cũng chỉ tạo lập được một cuộc sống chung yên ả chứ chưa phải là đã thật sự có hạnh phúc. Không có gì đẹp như tình yêu mà cũng chẳng có gì dễ dàng tan vỡ như tình yêu, bởi vậy chăm chút cho tình yêu là việc không được quyền xao nhãng.
. Trong hôn nhân, gắn bó đến mức không thể nào tách rời tình yêu là tinh thần trách nhiệm cao cả. Chân thành bàn bạc và bảo ban nhau thực hiện tốt đẹp hàng loạt những công việc không tên của đời thường, có lẽ không nên coi là nghĩa vụ mà hãy cố gắng biến thành niềm vui thực sự và tự nhiên của hai vợ chồng. Thành công cùng chung hưởng, thất bại cùng sẻ chia, trung thực và chân thành trong mọi ứng xử. Vợ chồng là như vậy. Kết hôn với nhau nghĩa là ít nhất, trí tuệ được nhân đôi, vẻ đẹp tâm hồn cũng được nhân đôi, nếu không có được phép nhân đó, hạnh phúc sẽ khó mà bền vững.
. Gia đình hạnh phúc phải là gia đình lao động chân chính, sống bằng những khoản thu nhập thơm tho do hai vợ chồng làm ra. Thực tế cho thấy rất rõ rằng, chỉ những người lao động mới hiểu hết giá trị của lao động. Kẻ ăn bám chỉ có những niềm vui giả tạo nhất thời chứ không bao giờ có hạnh phúc. Quá trình lao động cũng là quá trình tự khám phá những giá trị của bản thân. Khi không còn tìm thấy giá trị của chính mình nữa, người ta dễ có những ứng xử rất đáng lo ngại.
. Trong giai đoạn hiện nay, khi kinh tế tri thức đã khẳng định được vị trí chủ đạo lớn lao thì hạnh phúc gia đình cũng luôn đi đôi với ý chí không ngừng học hỏi để vươn lên . Học chuyên môn. Học nghiệp vụ. Học văn hoá giao tiếp. Học tất cả những gì cần học và có thể học. Học để thấy mình chẳng những không bị lạc lõng mà còn hoà nhập rất tự nhiên với nhịp sống mới .
. Cuối cùng, hạnh phúc trong hôn nhân không bao giờ tồn tại biệt lập với ý thức gắn kết và tinh thần chăm lo cho hạnh phúc của cả cộng đồng. Hình như có ai đó đã nói rằng, trong trường hợp này, cho cũng chính là nhận vậy.

------------------

28Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Thu Sep 10, 2009 9:55 pm

nttuyen



“Hạnh phúc là một “phó sản” của đời sống. Nó là kết quả một đời sống hoạt động và vị tha. Nó đến với ta vì ta tập nổ lực để giúp ích một người nào khác. Nó đến với ta vì ta chú ý đến những chuyện lành mạnh và đáng mong ước chứ không tìm kiếm những chuyện khó chịu và làm thất vọng” .

(Sưu tầm)

---------

29Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty CHỖ TRỐNG - Sơn Ca Tue Sep 08, 2009 1:00 am

nttuyen



.Em không dám khẳng định là anh ngoại tình nhưng rõ ràng ngoài em ra anh còn có người phụ nữ khác nữa. Đêm đêm hai người vẫn chuyện trò với nhau qua tin nhắn.
. Thưở sinh viên em là niềm tương tư cho bao gã trai. Nhưng bọn họ chỉ từ xa ngắm nhìn thôi. Vì không ai đủ can đảm phá vỡ bức tường vô hình mà em cố tạo nên. Em đã chọn anh, người con trai chơn chất, hiền lành và đáng tin cậy hơn tất cả. Từ nhỏ, em đã được mẹ bày dạy những công việc mà người con gái cần phải biết. Trong khi các bạn em chưa phân biệt được các loại rau, những loại hoa… thì mẹ đã hoàn toàn yên tâm ngồi tiếp khách trên nhà và phó mặc em với bữa cơm tối đãi khách; thì em đã đoạt giải nhất cuộc thi cắm hoa toàn trường. Và gì nữa, em cũng đã tốt gnhiệp bằng giỏi khoa Kế toán, Đại học Tài chính và đang công tác tại một công ty có tiếng của thành phố. Còn trong cuộc sống gia đình ? Em yêu chồng một cách vô điều kiện. Đó là một tình yêu bình lặng và tin cậy mà không phải người con gái nào cũng may mắn có được. Tình yêu ấy đã được cụ thể hoá bằng những lo lắng và chăm chút hàng ngày. Nói chung là em không chỉ làm đầy đủ mà còn làm tốt những bổn phận và quyền lợi của một người vợ yêu chồng. Em tin chắc rằng anh cũng nhận ra có người vợ như em thật không dễ. Vậy em còn thiếu gì nữa? Em thật khó tưởng tượng anh lại có nhu cầu “quen biết” thêm một người phụ nữ khác ngoài em nữa.
. Người chồng mà đôi khi em cảm thấy đơn điệu, tẻ nhạt đâu rồi. Em cảm thấy uất ức và ghen tị vì những gì anh đã dành cho cô ta và những giây phút từng có giữa hai người. Em cũng sẽ tìm một người đàn ông khác để thoả mãn nỗi sỉ nhục ? Ý nghĩ ấy bị dập tắt ngay vì em đâu có biết người đàn ông nào khác ngoài chồng mình. Em sẽ tìm gặp cái người con gái dám xen vào cuộc sống gia đình người khác để xem mặt mũi cô ta ra sao. Cô ta có xinh đẹp, trẻ trung, khéo léo hơn ta không ?
. Trời ơi, em không tin nỗi khi biết người đó là Như. Như hơn em một tuổi và tất nhiên là không thể sánh được với em về mọi mặt. Sao không phải là ai khác mà lại là Như chứ. Hai người đã gặp nhau và trở nên thân thiết sau một đợt công tác dài ngày. Ban đầu cũng chỉ là những câu thăm hỏi qua loa về công việc , cuộc sống. Nhưng đằng sau cuộc trò chuyện là tâm hồn mỗi người.
. Em thấy buồn, sau cơn sửng sốt, khi đã đọc những dòng tin nhắn hai người gửi cho nhau, và tệ hơn, biết cả tình địch, tạm gọi là thế, là cô bạn cũ. Em tìm đến Lam, người duy nhất mà em có thể cởi bỏ hết ruột gan, để tìm câu trả lời. Không nhớ hết nhưng tai em vẫn còn bập bùng những lời Lam nói khi trên đường trở về nhà . Lam nói như thế nào nhỉ. Phải rồi … Rằng bấy lâu nay em sống bên cạnh chồng nhưng có biết những suy nghĩ của anh ấy, có biết anh ấy có mong muốn và đang có những dự định gì không? Rằng em có biết những khó khăn mà anh đang trải qua trong công việc ? Rằng ngoài những câu hỏi hôm nay anh muốn ăn gì, anh muốn mặc gì, anh muốn sắm thêm gì cho bản thân hay anh có khoẻ không … thì em có hỏi thêm gì nữa không… Không, từ lâu rồi chúng mình không có những cuộc chuyện trò như thế. Mà việc đó đâu cần thiết khi ngày nào chúng mình cũng nhìn thấy nhau, đêm nào cũng bên nhau quàng tay, kề gối. Vấn đề là ở chổ ấy, Lam nhấn mạnh. Là vợ nhưng em đã không chia sẻ được với anh. Cho nên dù bên em hằng ngày anh vẫn cô đơn, trống vắng. Và một người con gái khác đã lấp đầy sự thiếu vắng đó trong anh. Không phải làvợ nhưng cô ta đã rất hiểu những gì đang diễn ra trong đời sống tinh thần của anh và biết cách chia sẻ.
. Vậy hoá ra em là người có lỗi ? Em làm mọi việc là vì chồng, vì gia đình và em có lỗi vì chính điều đó ? Không hẳn thế, tất nhiên, nhưng cũng xót xa biết mấy. Chưa khi nào em rơi vào tình trạng mất tự tin như thế này. Liệu em còn có cơ hội nữa hay không, khi nhận ra được rằng, ngoài cơm ăn áo mặc người ta còn mong muốn những thứ khác nữa – là sự chia sẻ trong tâm hồn, mà thiếu nó tất cả chẳng là gì…

(Trích “Thư gửi chồng” – Sơn Ca )
------------
. Xem "thư" này xong, T. có hai luồng suy nghĩ
- Phản ánh tình huống - thiếu sót, mà cả hai :chồng hay vợ, đều có thể mắc phải
- Chợt nhớ lại một đoạn viết của Thảo Hảo :

( "... Báo (dành cho phụ nữ) nào cũng có nói "Khi anh ấy có người khác, bạn hãy xem lại mình". Nghe như một châm ngôn.
... Kiểu gì, như báo đã nói, cũng là lỗi của các chị thôi
Và báo (có lẽ đã ăn hối lộ của đàn ông) mà đề cao quá sức... )
. Hôn nhân là sự tự nguyện vun trồng, chăm sóc (hạnh phúc) của cả hai "bàn tay". Chỉ có một "tay" (âu lo) vun quén, níu giữ ... thì có còn gọi là hôn nhân không ?


geek

nttuyen



. Như đã giới thiệu ở các bài trước , LS. Nguyễn Ngọc Bích có một loạt 3 bài viết hay về phụ nữ - hôn nhân - gia đình. Hôm nay, T. sẽ giới thiệu bài viết thứ hai của ông (với nhan đề trên ) để các bạn cùng "thưởng thức".

-----------

Like a Star @ heaven Cánh đàn ông luôn bị thu hút luôn bị thu hút bởi sắc đẹp của phụ nữ. Còn phụ nữ thì làm đẹp vì ai ? Nhưng các cô các bà có hiểu rõ đàn ông quan niệm về sắc đẹp của các bà như thế nào ?

. Đàn ông tham sắc. Tính đó của họ cũng bền vững như các bà thích trang điểm. Nhiều bà hỏi : “Đàn bà thì ai chẳng giống ai, sao đã có vợ rồi mà vẫn còn tham sắc?”.
. Sự tham sắc của các ông cũng như các bà khi đi mua hoa ở chợ. Khi đã chọn được một bó hoa rồi, đã để riêng sang một bên, trước khi trả tiền, ít bà nào lại không xăm xoi thêm một bông này, màu kia. Trước sắc đẹp của các bà, đàn ông cũng bối rối, xao xuyến và “tham lam” như thế.
. Sắc đẹp của phụ nữ có thể thay đổi liên hoàn trong bốn trạng thái. Thứ nhất là sắc đẹp tự nhiên trời cho. Thứ hai là sắc đẹp ấy khi được trang điểm. Thứ ba, sắc đẹp ấy được các mỹ viện thay đổi. Và thứ tư, cũng là cái sắc đẹp ấy nhưng rạng ngời hơn khi các bà đã ban tặng cho người yêu, cho chồng.
. Trong 3 dạng đầu các bà có thể kiểm soát được (chọn son nhạt, sửa mũi cao…); dạng thứ tư thì ngoài khả năng kiểm soát của các bà. Nó là
cái đẹp của cảm xúc và khi rơi vào trạng thái đó , các bà không bao giờ thấy rõ chính mình, vì đã… nhắm mắt ngay từ đầu rồi!
. Khi mới gặp, đàn ông bị thu hút bởi ba dạng sắc đẹp đầu. Nhưng khi lấy làm vợ, phần lớn đàn ông muốn sắc đẹp của vợ mình chỉ ở dạng mộthai . Ở gần vợ, người chồng ít để ý đến sắc đẹp của vợ mình, hoặc có để ý cũng ít nói ra. Khi ở xa và xa cách nhau lâu ngày, họ chỉ nhớ đến sắc đẹp của vợ ở dạng thứ tư . Sắc đẹp ở dạng ấy là chất keo tinh thần làm cho người đàn ông gắn bó với vợ mình khi ở xa. Nhưng khi ở gần vợ, cái sắc đẹp ở dạng ấy lại là sự tò mò mà người đàn ông muốn tìm ở những người đàn bà khác, nếu họ có thể.
. Người đàn ông chỉ có thể nhớ đến sắc đẹp của các bà ở một số điểm nổi bật ; cho nên giống như các bà lúc thấy hoa, họ thấy phái nữ nói chung ai cũng có vài nét quyến rũ. Có thể là bà vợ tôi có duyên , ưa nhìn, nhưng nàng lại không có mái tóc xoã hay khuôn mặt trái xoan giống như cô gái đi chiếc xe Vespa mà tôi vừa thấy trên đường. Khi ở trong hoàn cảnh ấy, thường thường người đàn ông có thể chạy nhanh lên hay chậm lại để nhìn. Lúc đó, ông ấy bị mái tóc và khuôn mặt của cô gái kia lôi cuốn. Ông ta quên mất tuổi tác của mình. Và quên luôn cả bà vợ ở nhà. Sự “có duyên” hay “ưa nhìn” của bà vợ lúc đó tan theo mây khói ! Tính tương đối của sắc đẹp là thế.

. Chỉ khi nào người đàn ông phải quyết định nên đi theo nữa hay thôi, hay vì hoàn cảnh nào đó không cho phép họ đi theo tiếp , lúc đó họ mới bắt đầu suy nghĩ. Họ sẽ tự hỏi : “Liệu cô ấy có hiền như vợ mình không , có chu đáo, lo cho con như vợ mình không… Họ trải qua một cuộc đấu tranh tư tuởng để đi đến quyết định. Các câu hỏi kia đến bất chợt và xuất phát từ vô thức. Chúng có nội dung như thế vì trong sâu thẳm, người đàn ông lo cho chính mình.
. Họ đang bị chi phối bởi những gì bên trong và không còn để ý bởi những gì nhìn thấy bên ngoài, thí dụ họ không so sánh khuôm mặt của cô kia
với khuôn mặt của vợ mình. Vô thức đã dẫn họ đến đức hạnh của bà vợ. Đức hạnh của bà vợ họ đã biết, còn của cô gái trước mặt kia họ chưa biết. Vì không biết nên sợ. Và vì sợ nên họ không dám phiêu lưu nữa. Bà vợ ở nhà đã thắng !
. Chỉ sau khi qua giai đoạn này, người đàn ông mới trở về với thực tại, với ý thức. Khi ấy, có thể họ so sánh khuôn mặt của cô kia và của bà vợ. Nhưng lúc này dù khuôn mặt của vợ có không đẹp như của cô kia, người ấy cũng sẽ giải thích rằng “ khuôn mặt ấy chắc sẽ phải tốn nhiều tiền cho son phấn lắm”.

. Các bạn đoán được chuyện gì sẽ xảy ra nếu khi đang đấu tranh tư tưởng mà người đàn ông thấy vợ mình là “nhà tù”? Họ sẽ đi tìm sự giải thoát. Họ sẽ đuổi theo cô kia cho đến lúc bị ngăn trở. Lúc về nhà sẽ nói dối vợ, hoặc thấy vợ chán ngắt.
. Bởi vậy - theo tôi – câu nói có ý nghĩa thực sự của một người chồng đối với vợ khi nhớ nhung là: “Anh sẽ nhớ đến em khi anh có cơ hội quên em.” Câu đó là thực tế diễn ra ít nhiều trong đầu đàn ông, nhưng chắc chắn các bà sẽ không bao giờ nghe, vì các bà không chấp nhận !
. Một điểm nữa tôi xin nêu vì ít người đề cập, nhưng lại có rất nhiều cô lo : cho rằng mình xấu xí khi có bầu. Các bà ngồi nhìn nhau và thấy thế là đúng. Nhưng cái đúng đó là theo sự cân đo của lý trí. Người chồng nhìn vợ có bầu khác hẳn. Nếu anh ta là người chu đáo, biết chia sẻ với vợ thì thấy đó là một cái gì quý báu mà vợ tặng ban, có sự đóng góp của anh ta. Anh ta nhìn cái bụng xồ xề của vợ theo khía cạnh tình cảm và ở đó không hề có chuyện xấu hay đẹp. Vậy khi có bầu bạn không hề xấu trong con mắt của chồng bạn.

. Để kết thúc cho phần về sắc đẹp, tôi xin có một vài đề nghị :

- Một, bạn không nên quá lo về sắc đẹp đến nỗi phải nhờ đến giải phẫu thẩm mỹ, khi đã có chồng; bạn chỉ cần diện ở mức độ khiến ông ấy cảm thấy cái gì của bạn cũng đẹp.
- Hai, khi bạn đã có con thì đừng cố gắng làm đẹp như gái chưa chồng. Bạn không thể nào hấp dẫn như các cô tuổi hai mươi trước mắt chồng. Cái mà chồng bạn cần là một sự dịu dàng và một người vợ biết chăm sóc chồng con.
- Ba, hãy thể hiện mình là một người lịch sự, gọn gàng, duyên dáng. Học hỏi để mình trở thành người như thế với những điểm mạnh trời phú của bạn, bạn sẽ ăn đứt các cô mơn mởn đào tơ. Lúc đó chồng bạn chắc chắn sẽ lo chuyện … mất bạn !

-----------------
geek

31Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Đừng "yêu" anh như thế Sun Jul 26, 2009 11:23 pm

nttuyen



. Sáng nay, trước khi ra khỏi nhà, anh đã cho em biết là hôm nay xong việc cơ quan anh phải gặp mấy người bạn cũ bàn công việc, nên tối muộn mới về. Vậy mà mới hơn sáu giờ em đã gọi í ới, sao anh chưa về, anh đang ở đâu, anh đang làm gì. Anh lại giải thích lần nữa. Tưởng em nghe ra nhưng đến tám giờ, đang bàn bạc công việc với bạn, điện thoại lại réo báo em gọi tới. Anh dập máy không nghe. Tức thì em gọi lại liên tục với câu hỏi việc gì quan trọng mà về muộn vậy. Để khỏi bị ngắt mạch câu chuyện, anh đành tắt máy . Phải mất một lúc sau, cơn bực bội, khó chịu mới nguôi đi.
. Tự bao giờ em đã cho mình cái quyền kiểm soát anh như một đứa trẻ vậy. Em nghi ngờ anh không trung thực hay em quan tâm anh ? Trước đây, được em chăm sóc anh còn hãnh diện là vợ có yêu mình cư xử như thế, nhưng thời gian gần đây, nhất là những sự việc như trên diễn ra ngày một nhiều thêm, anh sực tỉnh, em làm thế không hẳn là vì yêu. Bởi có phải những người chồng được vợ yêu đều bị trói buộc như anh đâu. Vợ chồng yêu nhau nhưng mỗi người vẫn có tự do, khoảng không gian riêng tư của người đó. Với lại anh không làm gì khuất tất, trước khi có kế hoạch gì anh đều thông báo trước để cả hai cùng chủ động việc đón đưa, ăn uống.
. Mỗi ngày anh cảm thấy mình như bị làm phiền nhiều hơn. Trước đây, tan sở là anh háo hức muốn về nhà ngay với em, còn bây giờ, nếu có được về sớm hơn, anh cũng muốn tranh thủ ngồi quán nước một chút đã. Nghĩ đến cảnh em sẽ lục vấn, sao anh về sớm vậy, anh vẫn hay được về sớm vậy sao, về sớm mà không cho em biết ... là anh thấy mệt. Thôi thì cứ nhẩn nha đâu đó, đợi đến năm giờ như mọi khi cho yên chuyện.
Và tình yêu anh dành cho em cũng mệt mỏi dần sau mỗi chuyện bực bội vì bị kiểm soát gắt gao. Anh khó nói với em những lời dịu dàng như trước. Anh không hào hứng rủ em đến chỗ bạn bè. Anh ngại, vô tình một câu trêu chọc của chúng bạn sẽ là cơn cớ cho em không ngừng tra khảo anh. Sự uể oải trong cả chuyện chăn gối lại khiến em thêm hồ nghi. Và, tất nhiên, em càng tăng cường theo dõi. Sự tăng cường đó làm anh "nổi khùng". Anh công khai tuyên chiến với em.
. Anh thách thức em bằng cách cố tình về muộn, ra khỏi nhà không cần lý do, không giải thích hoặc cố tình đẩy sự việc sao cho "trúng" với suy diễn của em, bất chấp những quy định, luật lệ em đặt ra trước đây...
. Tất nhiên hậu quả của nó thật tệ hại. Gần mười ngày rồi vợ chồng chẳng nói với nhau câu nào. Từ thái cực này em đã quay 180 độ sang thái cực khác. Anh đi đâu, ăn uống ra làm sao, làm gì ... em mặc kệ. Sự lầm lì kéo dài khiến anh bắt đầu thấy hoảng. Anh nhận ra vợ không "đả động" gì chưa chắc đã sướng !
. Em ơi, hạnh phúc vợ chồng dựa vào tình yêu và sự tin cậy chứ không phải là những ràng buộc theo ý muốn của một cá nhân nào. Em đã nhận ra "chân lý" này rồi phải không. Đừng "mặc kệ" anh nữa nhé, anh "núng thế" lắm rồi đó ...

----------
(Trích "Thư gửi vợ" - Sơn Ca )

32Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Fri Jul 24, 2009 9:10 pm

ptnthuy

ptnthuy

Theo quan điểm của mình , trong hôn nhân là mình cố gắng thích nghi với hoàn cảnh sống mới . Chứ không bắt nữa kia thay đổi . Trước khi kết hôn chúng ta phải tự suy nghĩ là với những sở thích và thói quen của nữa kia mình có thể chấp nhận và tập làm quen dần có được không rồi đi đến quyết định hôn nhân . Mình đừng bắt nữa kia phải thay đổi để thích hợp với mình ( Giang sơn dễ đổi ,bản chất khó dời). Vì trong giai đoạn yêu nhau cái gì cũng có thể cho qua dễ dàng . Về nhà ở chung lâu ngày trở nên quen thuộc nên cả hai không còn giữ kẽ như khi mới yêu nhau . Cho nên có nhiều cặp quen nhau hơn 10 năm mà vẫn chưa hiểu hết tính ý của nhau nên không khỏi bị shock . Ông bà mình có câu nên tương kính như tân . Trong hành động và lời nói cũng phải dịu dàng như ngày ấy thì gia đình mới hạnh phúc . Chúng ta hãy biến tối nào cũng là tối tân hôn thì sẽ lãng mạng ( mà tui không biết tùy theo người tối tân hôn có người ngồi đếm tiền rồi lo lắng làm sao trả nợ. Còn trong thơ ca diễn tả đêm tân hôn thì thật là tuyệt vời .....),khi xa vắng nữa kia sẽ nhớ bạn hơn. Các bạn hãy cố gắng làm sao nghĩ về nữa của mình như một người tình , một người bạn đồng hành chia sẽ những ngọt ngào và cay đắng trong cuộc đời này nhé !

33Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Thu Jul 23, 2009 10:24 am

nthao



Cái "lệch gu" Tuyền vừa post là câu chuyện phổ biến trong mọi gia đình, ở những mức độ khác nhau. Mình quyết chắc rằng không có cái gì gọi là "tâm đầu ý hợp". Tạo hóa đã tạo ra như thế, không phải chuyện người lớn mà ngay trẻ con cũng vậy, cứ thích xem các kênh hoạt hình từ sáng đến tối, lúc mình cần xem cái khác cũng rất khó. Rất bực nhưng chuyện cái ti vi là vấn đề nhỏ thôi có nhiều cách giãi quyết ... vấn đề mình hiểu là nhu cầu riêng của từng người, của mỗi cá thể là rất cần và phải để ý thật kỹ. Nếu mình cứ suy nghĩ rằng gu là chỉ là vấn đề của adam và eva thì sẽ là một nhầm lần lớn và sẽ dẫn đến những suy diễn không chính xác. Một vấn đề khác nữa là nhu cầu của từng cá thể sẽ thay đổi theo thời gian ... nhận biết sự thay đổi của mình và của người khác là rất cần và rất quan trọng.

Cuối cùng, thứ quyết định để tạo ra sự hòa hợp là khả năng điều chỉnh của từng người cho cái thay đổi của bản thân mình và "cái nữa" của mình. Nhận biết được và thực hiện được là hai việc khác nhau, phải cố gắng lắm thì mới hy vọng có thay đổi.

34Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Lệch gu, "chẳng là cái đinh gì" Wed Jul 22, 2009 11:19 pm

nttuyen



. Em mê phim trữ tình lãng mạn, anh lại chỉ thích phim hành động; anh ưa ăn đồ biển, em thì ăn một cái càng cua đã bị dị ứng "tưng bừng"; em thích gam màu nóng, anh lại thích gam màu lạnh... Đại khái vậy, từ những sở thích rất nhỏ cho đến những quan niệm về cuộc sống, công việc, chúng mình cứ "lệch gu" nhau hoài.
. Hồi đang yêu nhau em chẳng thấy điều này có gì đáng kể, nếu không muốn nói là thú vị. Anh cũng vậy, anh bảo có trái dấu chúng mình mới hút nhau, người này mới cần người kia bù đắp. Cho nên khi anh tìm mua cho em mấy dĩa phim vừa giới thiệu trên trang web thì em cũng tha về cho anh những tờ báo thể thao hàng ngày. Khi vào rạp chiếu phim anh vui vẻ nhuờng cho em chọn bộ phim đúng sở thích để lát nữa ra về em chịu ngồi cà phê cùng anh trong một cái quán cũ kỹ mà anh rất gắn bó.
. Sự lệch gu này "chẳng là cái đinh gì " khi chúng mình yêu nhau. Vậy, khi nó bắt đầu có "vấn đề" phải chăng là dấu hiệu tình yêu đã nhạt màu ? Em cũng không biết nữa, chỉ biết từ ngày chung sống một nhà, những chuyện tưởng chừng nhỏ nhặt thế hoá ra chẳng nhỏ chút nào.
. Em đang háo hức chờ đến giờ phát bộ phim Hàn quốc dài nhiều tập thì anh vơ lấy remote bấm vào một kênh đang phát lại chương trình tường thuật bóng đá ngoại hạng mà tối qua đi làm về mệt quá không theo dõi trực tiếp được. Tất nhiên em cũng giành lấy chiếc remote chuyển về kênh của mình. Anh cau có. Không những thế, anh còn bảo em là đầu rỗng, ba cái chuyện yêu đương lăng nhăng, ngây ngô mất thời giờ thì có gì đáng xem đâu. Em cảm thấy bị xúc phạm, tức khí cũng đốp chát lại không thua kém gì. Chiếc ti vi tắt ngúm. Thế là một đêm khuya nặng nề bao trùm căn phòng nhỏ.
. Sau ngày lấy chồng em gần như giành hết thời gian ở nhà chăm sóc gia đình, chẳng tụ tập bạn bè nữa. Còn anh thì vẫn vậy. Bạn gọi là đi. Ai anh cũng chơi được. Có hôm anh còn dẫn về nhà người bạn mà em vốn chẳng quý mến gì vì anh ta có tính ba hoa, khoác lác. Em làm mặt nặng thì anh gạt đi, bảo mỗi người đều có cái hay cái dở, mình chọn mặt nào phù hợp thì chơi, với lại quan niệm bạn bè của đàn ông đơn giản lắm chứ không xét nét như phụ nữ đâu.Không phản ứng được thì bụng cứ ấm ức. Bày tỏ ra thì luôn luôn mỗi người một ý.
. Ngoài ra còn tỉ việc chúng mình không cùng gu. Những xung đột không đâu đôi khi vì lý do đó cứ xảy ra. Tình hình này liệu có sống chung với nhau cả đời được không anh, em bắt đầu thấy lo lắng rồi. Nếu như anh cho rằng từ sau khi lấy chồng tính nết em thay đổi, không yêu chiều anh nữa mà trở nên khắt khe, ích kỷ... thì em cũng nghĩ rằng phải chăng tình yêu anh dành cho em đã vơi dần nên anh không vui vẻ, sẵn lòng vì em như trước nữa.
. Chúng mình sinh ra, lớn lên và sống trong những môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên việc không cùng quan điểm sở thích là chuyện bình thường. Không bình thường ở đây chính là việc mình không chịu chấp nhận sự khác biệt, không biết dung hoà để mọi việc trở nên êm đẹp.
. Có lẽ anh và em phải học cách chia sẻ, nhường nhịn và biết bỏ qua để những chuyện nhỏ như trên mãi "chẳng là cái đinh gì" đối với cái lớn lao là hạnh phúc gia đình ta anh ạ. Chúng mình vẫn yêu thương và tôn trọng nhau mà.

---------
(Trích "Thư gửi chồng" - Sơn Ca)

35Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Tue Jul 21, 2009 9:56 pm

nttuyen



. Theo T. nghĩ :Không chỉ tìm, đưa "vũ khí " cho vợ, mà còn phải tận tình cùng vợ tìm hiểu, "dạy" vợ sử dụng cho nhuần nhuyễn, đặng còn "bảo vệ" gia cang cùng với mình drunken . Còn hơn là để vợ "lơ mơ", lỡ gặp bá tánh "xấu bụng", khiến vợ mang "vũ khí" về "chống" mình ???, chu choa, nghĩ tới đây sao thấy "ớn" quá, hổng dám nghĩ nữa, Sơn tự ... tính tiếp nha !!! scratch .


----------
Note : Cho mình "phụ lục" chút xíu : Cái hình "đại diện" trông ngầu quá. Coi bộ đâu có "kiêng" thứ "vũ khí" nào ??? geek

36Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Tue Jul 21, 2009 11:57 am

nhson

nhson

S tính in mấy bài trong đây rồi đưa cho vợ đọc, không biết có nên hay k? sợ người ta có nhiều vũ khí quá thì mình làm sao chống lại đây,..

37Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Vợ ơi, anh quá tải ! Tue Jul 21, 2009 1:49 am

nttuyen



. Khi mới sinh con em giao hẹn anh góp mỗi tháng hai triệu nuôi con. Tuân lệnh. Rồi, con sang tháng thứ tư, em nhích lên con số ba triệu, với lý do con bắt đầu ăn dặm, uống thêm sữa ngoài. Anh vui vẻ nhất trí. Rồi, con qua một tuổi số tiền phải đóng góp tăng lên năm triệu với lý do lạm phát, đồng tiền ngày một mất giá. Tưởng em nói chơi vậy ai dè đó là yêu cầu thật. Thế này thì "méo mặt". Lương anh mỗi tháng sáu triệu, đưa em năm triệu nuôi con rồi còn bao nhiêu cho chi phí cá nhân nữa.
. Em bảo, vậy nên anh phải vận động chân tay đầu óc nghĩ việc ra mà làm thêm. Lương nhà nước chỉ vậy thôi, muốn tăng thu nhập ai cũng phải chạy chỗ này chổ nọ kiếm việc mà làm. Như mấy anh trong cơ quan em đấy. Lương tháng chỉ sêm sêm em thôi nhưng họ đầu tắt mặt tối với hàng đống công việc làm thêm, thu nhập cao không kém gì người làm công ty liên doanh nước ngoài. Rồi em khẳng định, tiền nuôi con thật ra một mình em vẫn đủ xoay sở, nhưng em vẫn quy định anh phải đóng góp như thế là để anh có động lực kiếm tiền.
. Anh âm thầm chung vốn với nhóm bạn lập công ty riêng. Vất vả, tính toán, ngược xuôi mỗi hợp đồng cũng thu được về vài chục triệu. Anh đưa tất cả cho em giữ. Em hân hoan, tự hào về anh ra mặt. Có chút tiền, em bắt đầu lên các kế hoạch. Trước hết là đổi xe, sau đó là đổi nhà. Cho con tiện đi học, chứ ở trong ngõ ngút thế này nhiều hạn chế lắm. Tích cực phấn đấu mãi rồi cũng đổi đuợc căn nhà hai tầng sâu hút trong ngõ sang căn hộ chung cư hiện đại. Chưa kịp thở phào, đã nghe em lên kế hoạch... mua thêm căn hộ nữa để ... cho thuê. Bây giờ có nhà cho Công ty nước ngoài thuê là ngon ăn nhất, chẳng phải đau đầu làm thêm gì nữa, anh ráng lên, mình còn trẻ mà.. Đêm về, thay vì những câu chuyện phiếm nhẹ nhàng như trước đây, em say sưa kể chuyện làm ăn của anh A, anh B và không thôi những ước ao.
. Ý thức kiếm tiền , nâng cao đời sống cho vợ con luôn thường trực trong anh trước cả khi lấy vợ, và anh vẫn âm thầm tiến hành theo cách của mình. Nhưng em biết không, những kế hoạch không ngừng được đặt ra từ em đã gây cho anh một áp lực nặng nề. Sự nôn nóng đó - tất nhiên là vì đời sống chung của gia đình, vì tuơng lai con cái - không phài là động lực mà nó chính là nguyên nhân khiến anh mệt mỏi , căng thẳng. Hình như anh có cố gắng mấy cũng không đạt được sự thoả mãn nơi em. Em biết đấy, thời gian anh đi làm đủ để kiếm chứng đó là nổ lực lắm rồi, gồng lên để hiện thực hoá những "giá như... " hiện giờ của em là quá sức anh.
. Em đừng dồn ép và tỏ ra thất vọng khi anh không làm được nhiều việc và kiếm được nhiều tiền như những người chồng khác nhé. Vợ ơi ! Anh quá tải rồi ...

------
(Trích "Thư gửi vợ" - Sơn Ca )

38Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Khoảng cách xa dần Sun Jul 19, 2009 12:07 am

nttuyen



Like a Star @ heaven Mình có được hai quyển sách có tựa đề " Thư gửi chồng" và "Thư gửi vợ" cùng một tác giả là Sơn Ca, sách do Nhà xuất bản Phụ nữ ấn hành. Nội dung thú vị, mình trích đăng vài mẫu chuyện để các bạn cùng "xem".

---------

. Những chuyện ngắn em viết chưa khi nào anh đọc. Những bài báo em đăng mỗi tuần anh cũng chẳng xem. Với anh, đó là công việc, một cách kiếm tiền. Nhiều bận đi thực tế, đi phỏng vấn về, gặp cảnh đời bất hạnh, chứng kiến những cảnh chướng tai gai mắt, xúc động trước một tấm lòng hay một chi tiết hài hước của cuộc sống, muốn kể với anh lắm, nhưng biết anh không mặn mà, có nghe là cũng vì tôn trọng vợ, nên em cũng lặng luôn.
Anh kiếm được một hợp đồng có giá trị lớn gọi bạn ra quán nhậu chia hên em cũng không biết. Cổ phiếu công ty giảm mạnh, mất tới trăm triệu, cả đêm anh hút thuốc bên phòng làm việc nghĩ cách kiếm tiền đâu để bù vào, em cũng chằng hay. Đồng nghiệp gọi điện đến nhà nhắn anh ngày mai có cuộc họp đột xuất giữa lãnh đạo với các phó, trưởng phòng, em mới hay chồng mình đã lên chức trưởng phòng từ khi nào.
. Anh ít tâm sự về công việc. Em cũng không có nhu cầu chia sẽ với anh chuyện cơ quan nữa. Cuộc nói chuyện của chúng mình chỉ xoay quanh nuôi dạy con, quan hệ nội ngoại và thăm hỏi một vài người bạn thân thiết. Mà những mối quan hệ đó luôn được giải quyết êm xuôi. Thành ra giữa hai vợ chồng ngày càng có ít điều để nói với nhau.
. Mấy hôm thấy em lẳng lặng, đến bữa cứ cắm cúi ăn, ăn xong ôm con đi ngủ luôn. Thật khác với mọi ngày. Đoán em đang có chuyện không vui, anh nhắn cô bạn đến nhà tâm sự, xem có gì vướng mắc thì chia sẽ. Thương vợ lâu ngày không được thong thả rong chơi, anh nhắn bà nội lên trông con cho em thư giãn rồi bảo cô em rủ chị đi đâu chơi ít ngày cho khuây khoả đầu óc.
Nhìn anh râu tóc bơ phờ, khuya lắm rồi vẫn chưa đi ngủ, biết chuyện làm ăn lại không thuận lợi, em trở dậy pha cho anh cốc sữa nóng. Sáng mai trước khi đi làm không quên nhắc anh bữa ăn sáng em đã chuẩn bị trên bàn.
. Chúng mình vẫn quan tâm nhau, vẫn nhận ra niềm vui, nỗi buồn qua từng trạng thái thay đổi trên gương mặt. Nhưng anh không biết chia sẽ thế nào với em, cũng như em không biết bày tỏ nỗi lòng thế nào khi ngồi bên anh. Từ lâu rồi chúng mình không còn thói quen trò chuyện. Và bây giờ, thật gượng gạo khi một ai đó muốn cất lời.
Cuộc sống cứ bình yên trôi nhưng khoảng cách vợ chồng cứ xa dần. Lý do thật đơn giản : sao nhãng bày tỏ nỗi niềm riêng. Cùng với nỗi đơn độc, liệu rồi tình yêu có nhạt dần (!)
. Cả anh và em đều đang khát vọng được chia sẽ. Vậy sao ta cứ cố giấu đi điều đó hả anh ? Nói ra điều này là đang tự giải toả những chất chứa trong lòng. Em mong ước lắm được cùng anh chia sẽ. Để trái tim nhạy cảm vượt qua nỗi chông chênh, để mỗi người khỏi hướng lòng ra bên ngoài... anh nhé !

(Trích "Thư gửi chồng" của Sơn Ca )
--------

39Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Vầng trăng của tôi Sun Jun 21, 2009 1:08 am

nttuyen



. Like a Star @ heaven Vẫn là hôn nhân nhưng xưa khác nay rất nhiều, thưa các bạn. Ngày nay, ta bước vào hôn nhân với những kinh nghiệm được người xưa đúc kết, được trang bị "tận răng" với những ... nghiên cứu, thống kê, phân tích, cẩm nang; với nền tảng đời sống cả cá nhân lẫn xã hội đã có nhiều tiến bộ : hiện đại hơn, sành điệu hơn, đầy đủ hơn và đương nhiên cũng "sòng phẳng" hơn, "cẩn thận" hơn ... . "Sòng phẳng" quá thành ra ... "xa lạ" , "cẩn thận" đến nỗi mất cả ... chân thành. Xin giới thiệu với các bạn câu chuyện của một cặp vợ chồng bắt đầu hôn nhân từ trước thế chiến thứ hai, qua bao thăng trầm trong đời sống, những suy nghĩ về nhau còn lại như thế nào nhé các bạn.


VẦNG TRĂNG CỦA TÔI


Trước thế chiến thứ hai, vợ chồng tôi sống trong một căn hộ có giá thuê năm mươi đô-la một tháng ở Pennsylvania, thuộc ngoại vi Philadenphia. Số tiền này chiếm phân nữa lương tháng của chồng tôi nên chúng tôi chi tiêu rất tằn tiện, không dám mua bất cứ thứ gì khác ngoài những vật dụng thực sự cần thiết, ngay cả một chiế radio nhỏ để nghe vào buổi tối chúng tôi cũng không có. Dù vậy chúng tôi cững cố xoay sở để nuôi hai con. Có lẽ vì thương vợ cơ cực nên thỉnh thoảng chồng tôi lại mua cho tôi một vé xem phim ở rạp chiếu bóng cuối phố và khăng khăng bắt tôi phải đi xem để thư giãn. Hai vợ chồng tôi không thể cùng đi một lúc, lý do vẫn là chuyện tiền bạc, vả lại cũng cần có người ở nhà để chăm sóc lũ trẻ.

Thật kỳ diệu làm sao, giữa những năm tháng khốn khó đó, gia đìng chúng tôi vẫn vô cùng hạnh phúc cho dù những khó khăn của cơm áo gạo tiền vẫn oằn nặng trên vai. Như những bà nội trợ khác, tôi rất thích mua sắm các vật dụng cho gia đình. Thứ tôi ao ứớc nhất, đó là một chiếc chảo rán trứng be bé, dễ thương - một ước mơ khiêm tốn chỉ vỏn vẹn mười lăm xu. Ấy vậy mà tôi chỉ dám cầm nó trên tay, xăm soi mọi góc độ, rồi lại tiếc nuối bỏ xuống kệ hàng của siêu thị. Tôi không có, dù chỉ là mười lăm xu để mua nó, nhưng không vì thế mà tôi cảm thấy buồn. Vào thời gian đó, chúng tôi chấp nhận cuộc sống của mình mà không hề phàn nàn hay dằn vặt suy tư.
Những cuộc vui của gia đình tôi thường chỉ là trò trốn tìm quanh nhà, buổi cắm trại đơn giản ở công viên hay những chiều ngôi ngắm hoàng hôn sau nhà. Quan sát cây táo bên hiên nhà trổ hoa kết trái cũng là một trò không bao giờ chán của bọn trẻ nhà chúng tôi. Nhưng có một điều vẫn luôn khiến chồng tôi day dứt không yên, đó là trong suốt thời gian mang thai đứa con nhỏ, tôi chỉ có một bộ đầm bầu duy nhất để mặc. Nó vốn là của người chị họ - to lớn hơn tôi rất nhiều - nên mỗi khi mặc vào, trông tôi như thể đang trùm một chiếc mền quá khổ.
Lần đầu tiên gặp nhau, chồng tôi đã nói tôi trông rất giống Norma Shearer - một ngôi sao điện ảnh thời bấy giờ. Tôi cũng có mái tóc sẫm màu, cũng để kiểu mái hất sang một bên như cô ấy. Nhưng thời gian và những nỗi vất vả của cuộc sống khiến tôi không còn giữ được nét đẹp giống như Norma Shearer nữa.

Một buổi tối nọ, chồng tôi nói với tôi rằng anh vừa trông thấy một chiếc áo đầm rất đẹp trong cửa hiệu cuối phố. Giọng anh hồ hởi: "Ứơc gì anh có thể mua nó cho em. Nó được dành riêng cho em đấy! Mặc vào, chắc chắn em sẽ giống Norma Shearer như tạc".
- Nhưng em biết mặc nó vào dịp nào cơ chứ. Thôi đừng mơ mộng nữa anh ! Em không cần những bộ váy như vậy đâu! - Tôi an ủi anh.
Nhưng sau đó, mỗi lần dẫn bọn trẻ ra ngoài, thể nào tôi cũng dừng lại trước của hiệu cuối phố để nhìn ngắm bộ váy mà chồng tôi nói đến. Nó được may bằng thứ vải voan mềm mại, có màu lam nhạt, một màu thanh nhã, hoàn hảo đến nỗi không thể chê vào đâu được. Chiếc áo đầm ôm vừa khít thân hình manocanh, tạo một đường cong tuyệt vời từ hông đến đầu gối, rồi từ từ xoè ra ở phần chân. Tôi ngắm mãi mà không chán, nhưng giá của nó đến hai mươi đô-la. Nếu có được hai mươi đô la, tôi sẽ mua cho mỗi thành viên trong nhà một đôi giày. Đó mới là thứ cần thiết khi mùa đông đã gần kề.

Một ngày nọ, khi dọn dẹp đống đồ cũ, tôi tình cờ phát hiện ra tờ hai mươi đô cuộn trong hộp phấn màu. Lục tìm trong trí nhớ, tôi bỗng nhớ lại Giáng sinh năm trước, Công ty chồng tôi có thưởng cho mỗi nhân viên môt tuần lương, khoảng hai mươi bảy đô la. Vui mừng với khoản tiền bất ngờ, chúng tôi chi bảy đô la làm một bữa tiệc cho cả nhà. Hai mươi đô còn lại, chúng tôi cho vào hộp phấn màu và cất kỹ trong ngăn kéo, dành cho những trường hợp cần thiết về sau. Và chúng tôi hoàn toàn quên điều này.
"Làm sao mình có thể quên được một số tiền lớn như vậy nhỉ?" - tôi cứ thắc mắc nghĩ mãi. Đã quen với việc thắc lưng buộc bụng nên khi có được khoản tiền lớn , chúng tôi chỉ nghĩ đến chuyện cất đi phòng lúc có chuyện đột xuất chứ chẳng dám mua sắm gì.
Hôm ấy, khi chồng tôi đi làm về, tôi đưa cho anh xem tờ hai mươi đô la vừa tìm thấy. Sau khi cùng cười về sự đãng trì của mình, chúng tôi quyết định cất nó vào hộp phấn màu trong ngăn kéo.

Ngày hôm sau mưa tầm tả nên tôi không thể dẫn các con đi dạo và ngắm bộ đầm mơ ước của mình như mọi khi. Tối hôm đó khi đi làm về, chồng tôi cầm một chiếc hộp lớn. Anh chẳng nói gì, đặt nó trên bàn làm việc rồi cùng ăn tối với cả nhà như thường lệ. Khuya hôm đó, khi các con đã vào gường ngủ, chồng tôi mới đưa chiếc hộp cho tôi xem, và không giấu được sự háo hức: "Mở nó ra đi em yêu! Và hãy mặc nó vào cho anh xem".
Tôi ngỡ ngàng cầm chiếc váy mơ ước trên tay, lóng ngóng bước vào phòng ngủ. Một phụ nữ sang trọng, quý phái đang lặng lẽ nhìn tôi qua chiếc gương soi. Ôi! chiếc váy mới đẹp làm sao. Dường như nó may ra là để dành cho riêng tôi vì nó vừa vặn với cơ thể tôi không sai một li. Tôi bước đến bên chồng , lòng ngập một niềm vui khó tả.

Từ ngày đó, chiếc váy đầm đã trở thành biểu tượng cho niềm hạnh phúc ngọt ngào trong gia đình chúng tôi. Mặc chiếc áo ấy, tôi cùng chồng khiêu vũ với tiếng nhạc phát ra từ trái tim mình, hay cùng anh đi dạo - những điều chúng tôi thường hay làm trước khi cưới.
Những ngày tháng ấy tuy khốn khó nhưng thật tuyệt vời. Bao niềm tin, hy vọng bừng lên trong suy nghĩ của chúng tôi. Tôi biết bao nhiêu tiền của cũng không thể đổi lấy niềm vui mà chúng tôi đã có với nhau.

Thời gian trôi qua thật nhanh, giờ đây, dù cho lớp vải đã tưa sờn, những bông hoa trên chiếc áo đã bạc màu , tôi vẫn cảm nhận được sự vui sướng, ấm áp mỗi khi áp nó vào lòng mình. Thỉnh thoảng tôi lại giật mình thức giấc lúc nữa đêm, nằm suy nghĩ về những năm tháng đã qua của đời mình. Nhiều lần thấy tôi như vậy, chồng tôi nhẹ nhàng hỏi : "Em không ngủ được à? Điều gì làm em trăn trở thế? ".
- Em đang nghĩ về chiếc váy đầm, về những năm tháng khó quên của vợ chồng mình , anh à! - Tôi bồi hồi trả lời anh.
Và rồi tôi như cảm nhận được làn vải mềm mại của chiếc váy trên da thịt mình, nhớ lại những buổi khiêu vũ không cần tiếng nhạc, ánh trăng bàng bạc lấp loáng khắp không gian. Và khi nhắm mắt lại, tôi như nhìn thấy quầng sáng của một vầng trăng khác, một quầng sáng ấm áp và thanh tao gấp bội vầng trăng thật ở ngoài đời - đó là sự hy sinh của chồng tôi - người đã cần mẫn làm việc để chăm lo cho cả gia đình mà không đòi hỏi điều gì cho riêng mình.


(Trích "Những khoảnh khắc dịu ngọt trong đời" - Kỳ Thư biên dịch )

---------

nttuyen



Trong gia đình tôi, cha mẹ tôi chỉ cố làm cho mọi việc có vẻ dễ dàng. Nếu ông bà lục đục với nhau, mà tôi biết là có, ông bà sẽ làm chuyện đó sau lưng chúng tôi. Nếu ông bà bất đồng về cách nuôi dạy con cái, ông bà làm cho ra lẽ một cách kín đáo và chúng tôi không bao giờ được biết về những điều đó. Ông bà đan xen những việc riêng tư với trách nhiệm của một cặp vợ chồng một cách trôi chảy, liền mạch, và tất cả chúng tôi có trách nhiệm với nhau vì là một gia đình. Nhưng vì ông bà không bao giờ nói chuyện với nhau về những việc mà một cuộc hôn nhân thường đòi hỏi, nên tôi cũng đã mong cuộc sống gia đình riêng của tôi cũng đâm chồi nảy lộc y như thế - một cách tự nhiên, tế nhị, êm ả, hạnh phúc.

Cho nên đây là lời khuyên của tôi: Nếu bạn sống với cha mẹ, tôn trọng ý kiến của ông bà, thì hãy hỏi về những cái hay, cái dở trong cuộc hôn nhân của ông bà. Hỏi xem con cái ảnh hưởng đến quan hệ của ông bà tới mức nào. Ông bà quản lý tiền nong thế nào, chuyện đó có ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực giữa hai người hay không, bởi vì có thể như thế lắm. Hỏi ông bà về tín ngưỡng, về tất cả mọi điều. Hãy làm cho ông bà hồi tưởng và tiếp thu lấy kinh nghiệm của ông bà. Nếu cha mẹ bạn giống cha mẹ tôi, ông bà sẽ không thích nói gì về những nhọc nhằn trên đường đời. Sẽ cố che đậy mọi khó khăn đã gặp – có lẽ vì sợ bạn sẽ ít nghĩ đến ông bà hơn. Hãy nói với cha mẹ bạn rằng bạn cần ông bà thẳng thắn, cởi mở và bạn sẽ không phán xét họ, rằng bạn muốn học những điều mà ông bà ước được biết trước, những điều mà ông bà có thể làm khác đi, những bài học ông bà đã rút ra. Nếu cuộc hôn nhân của cha mẹ bạn không tồn tại được, hãy hỏi xem tại sao. Nếu ông bà mắc sai lầm , bạn có thể học hỏi từ những sai lầm đó.

Ngày nay mỗi khi gặp một cặp đã cưới nhau được lâu, tôi hay hỏi xem họ làm thế nào mà đuợc như vậy. (Chồng tôi bảo lúc nào tôi cũng tiền hành phòng vấn). Bất kể là ai, họ cũng có điều gì đó cho tôi học tập. Điều tôi được nghe đi nghe lại từ những cặp đã sống với nhau hạnh phúc là, ta phải tôn trọng bạn đời của ta, và phải có khả năng rèn luyện nghệ thuật tha thứ. Cô bạn thân của tôi có một gia đình sống vui vẽ hạnh phúc. Tôi hỏi cô ấy làm thế nào. Cô ấy bảo hai vợ chồng cô rèn luyện cái mà họ gọi là tự động tha thứ. “Nếu một trong hai chúng tôi làm tổn thương tình cảm của nguời kia hoặc làm gì đó khiến người khi giận điên lên – mà chuyện đó thì thường xuyên xảy ra, vì chúng tôi là những người rất nhạy cảm – thì cứ việc nổi điên lên, cứ để cho người kia nhận ra, lục đục ít nhiều , rồi cho qua để tiếp tục sống vui vẽ”. Đó là tha thứ - không giữ mãi, không nuôi dưỡng cảm giác bị đối xử bất công, rồi diễu đi vòng vòng như một kẻ tử vì đạo bị hành hạ.

Tha thứ không có nghĩa là phải duy trì cái đúng. Bạn thực sự có thể sống đúng, cứ thể hiện rõ như thế , nhưng đừng bắt bạn đời của mình phải theo mình. Hãy cho qua và sống tiếp. Bạn tôi nói: “Mình luôn cố nhắc với bản thân rằng, mình yêu người đàn ông này, và cho qua cơn giận. Trở lại với tình yêu đó càng sớm càng tốt. Hãy sống với tình yêu” . Cô ấy nói “Đó là cách duy trì sự say mê chứ không duy trì sự khốn khổ”. Một lời khuyên khôn ngoan có thể dùng được, có hiệu quả đấy. Vậy hãy rèn cho thạo việc tha thứ trước khi nói “ Con đồng ý”.

Bạn cũng phải làm sao để có một giai đoạn tuyệt vời cho riêng mình trước khi kết hôn. Bạn sẽ có một giai đoạn tuyệt vời sau khi kết hôn, nhưng đó lại là một kiểu tuyệt vời khác, nếu bạn nắm được ý tôi. Hãy tận hưởng tự do của mình. Hãy tận dụng thật nhiều thời gian để có thể tìm hiểu bản thân và tìm hiểu cái mà bạn muốn, cái mà bạn cần. Và rồi hãy mở to mắt ra mà chờ tình yêu vĩ đại xuất hiện – chờ cái người yêu bạn vì bản thân bạn.

Mà nhân thể cũng xin nhắc, hãy chắc chắn rằng bạn cũng yêu người đó vì chính bản thân anh / cô ta. Cơ hội làm cho bạn đời mình thay đổi được rất nhỏ nhoi (nghĩa là một trên hàng tỷ tỷ ). Họ sẽ không thay đổi đâu. Chắc chắn, những cái mà bạn thấy khó chịu và chướng tai gai mắt nhất sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Cái sẽ thay đổi dần theo thời gian, chính là thiện chí chấp nhận những chuyện như thế của bạn. Hãy kể cho bạn đời nghe những ước mơ của mình về bản thân cũng như về cuộc sống lứa đôi của hai người. Hãy đảm bảo rằng các bạn có cùng tần số về con cái, tiền bạc, tín ngưỡng và cách sống mà bạn muốn.

Nhưng, làm ơn, đừng mong bạn đời tương lai là người quan trọng nhất – có tất cả mọi sở thích giống bạn, muốn nói về tất cả mọi điều giống hệt bạn. Không ai có thể làm được điều đó. Có bao giờ bạn để ý tại sao mình có đủ loại bạn bè không? Bạn bè là những người phản ánh các khía cạnh và sở thích khác nhau trong cuộc sống của bạn. Tôi thì tôi có các bà người mẹ khác, các cộng sự, bạn cùng ăn kiêng, bạn tán gẫu, chị em kết nghĩa. Đó là một mạng lưới hổ trợ hoàn toàn thích hợp do tự tôi chọn cho mình – nó đặc biệt quan trọng , vì tôi không có chị em gái ruột.Họ giúp tôi trông nom con cái, bảo tôi không cần phải làm Nữ siêu nhân, cảnh báo nếu thấy tôi không thành thật với bản thân, và quát tôi rằng, không việc gì phải gầy thêm năm pao nữa. Bạn gái là người lấp đầy những thiếu sót và lên giây cót cho bạn bằng mối quan hệ thân tình. Bạn bè sinh ra để làm điều đó.

Cuộc sống riêng đã dạy tôi rằng, cho dù có làm tất cà những việc ấy trước khi kết hôn, cũng vẫn cần một chút may mắn, và phải sẵn lòng hy sinh 100 phần trăm.Mặc dù thế, hôn nhân của bạn vẫn có thể không đi đến đâu. Nếu như vậy, cũng làm ơn đừng tự hành hạ về nó trong suốt quãng đời còn lại. Hãy nhanh chóng nhờ giúp đỡ để trở lại bình thường. Có một cô bạn cùng làm việc với tôi đã làm như vậy. Cô và chồng
thực sự chân thành đặt quyền lợi các con lên trên hết. Họ giúp đỡ nhau và bây giờ thành những người bạn lớn của nhau, cùng chia sẽ việc nuôi dạy con, niềm vui, nỗi buồn. Họ chỉ không cùng chia sẽ cái giường thôi.

Nhìn lại cuộc sống của mình, tôi biết ơn Chúa đã không để tôi lấy chồng trước tuơi ba mươi. Tôi gặp chồng tương lai của mình khi mới hai mươi mốt tuổi – hai tháng sau khi tốt nghiệp – thật đấy. Tôi yêu anh ngay lập tức ( tôi sẽ nói thêm về chuyện này sau ). Nhưng tôi vẫn không dám chắc mình đang làm gì và sẽ làm gì. Tôi vẫn sợ hãi, thấy bấp bênh, thấy vẫn chưa đủ sức xoay sở với những gì cái anh chàng này sắp mang đến cho tôi.

Tiến dần lên trong sự nghiệp, tôi hiểu nhiều hơn về bản thân, thấy tự tin hơn. Và trong khi đó chồng tôi cũng thế. Qua sáu bảy năm, anh đã thực sự tôn trọng những điều tôi cho là quan trọng. Anh thấy rằng, giống như anh, tôi có cực kỳ nhiều tham vọng, rằng đối với tôi, gia đình là tất cả… Anh biết tôi thích trò chuyện, tôi hiếu kỳ, khoẻ mạnh , nóng nảy, và quen đi con đường riêng của mình. Nói cách khác, anh nhận thức được tôi sẽ là một người vợ khó chịu. (Và tôi cũng phải điếc, mù, ngốc không tin nổi mới không thấy rằng, anh còn hơn cả khó chịu).

Anh quyết lấy tôi cho bằng được. May cho tôi, anh không bắt tôi thay đổi. Dĩ nhiên, anh bóng gió rằng tôi nên hạ nhiệt bớt, rằng tôi nói quá nhiều, đặt quá nhiều câu hỏi, và là người thích chỉ huy. Nhưng anh không bao giờ yêu cầu tôi đừng là tôi. Và tôi đã đáp lại bằng thiện chí.

Tôi rèn luyện nghệ thuật tha thứ, và cả anh cũng vậy. Chúng tôi cùng phải rèn luyện. Có một chuyện lớn chúng tôi không phù hợp với nhau, nhưng đừng bắt tôi nói về nó nhé. Chắc chắn mọi cái sẽ dễ dàng hơn nếu tôi lấy anh chàng hàng xóm hoặc một anh chàng nào đó người Mỹ. Nhưng tôi không lấy. Tôi phải lòng cái anh chàng người Áo không thể nào khác với những gì mà tôi hình dung hơn được nữa, nhưng tôi đã yêu. Yêu bằng bản năng của mình – và cho đến giờ mọi việc vẫn tốt đẹp.
--------------

nttuyen



Maria Shriver là một phụ nữ xuất sắc. Bà từng là phóng viên, điều phối viên tin tức của các hãng truyền thông lớn tại Mỹ. Và phần lớn nhờ vào công sức, sự hổ trợ đắc lực của bà mà chồng bà - diễn viên danh tiếng Holywood người gốc Áo : Arnold Schwarzenegger - đã thắng cử vào vị trí Thống đốc bang California . Xin giới thiệu với các bạn một chương trong quyển sách nổi tiếng của bà : "Mười điều tạo nên số phận".

“HÔN NHÂN LÀ HÀNG LÔ CÔNG VIỆC VẤT VẢ KHÔNG CHỊU NỔI”

Ôi Chúa ơi, đó là sự thật. Mà tôi thì không có tí khái niệm gì về điều này khi rời ghế nhà trường. Nếu không, tôi đã không hao tốn những năm tháng tuổi hai mươi của mình để lo không lấy được chồng. Thật ra, nếu có ai trong số các bạn nghĩ rằng có thể không gặp được ai đó, đàn ông hoặc đàn bà, thích hợp với mình, thì cũng đường có vội lo. Cứ thư giãn, tận hưởng tự do của mình, vì một khi đã kết hôn, bạn sẽ không còn thứ tự do đó nữa. Sau khi quýnh lên đi tìm bạn đời, có không biết bao nhiêu người phàn nàn về cái người mà họ đã kết hôn. Đúng là điên.

Ây, đừng hiểu lầm tôi. Tôi hạnh phúc với cuộc hôn nhân của mình, chúng tôi đã yêu nhau hơn hai mươi năm nay. Tôi cưới một người đàn ông, thừa nhận rằng, đầu tiên và trước nhất, tôi là một cá thể, rằng đối với tôi, cuộc sống tách rời anh ấy cũng quan trọng như cuộc sống chung của chúng tôi. Bây giờ tôi biết, nếu tôi lấy phải người không muốn tôi theo đuổi sự nghiệp, không chấp nhận những gia đình Thiên chúa giáo Ailen đông đúc, không yêu con cái như điên, thì tôi đang phải nói với các bạn về chuyện “ly hôn là hàng lô công việc vất vả không chịu nổi” chứ không phải hôn nhân. Nhưng như thế không có nghĩa là cuộc hôn nhân của tôi dễ dàng gì.

Khi tốt nghiệp đại học, tôi mơ tưởng không chỉ về một sự nghiệp hoang đường, mà còn về một hôn lễ như trong tiểu thuyết. Ta cứ gọi nó là ảo tưởng đám cưới đi. Giống như nhiều thiếu nữ khác, tôi chỉ cho là, nếu tôi chọn được người đàn ông thích hợp, có trang phục lộng lẫy, có chiếc nhẫn đẹp chết ngất đi được, và có buổi tiệc cưới xa hoa, thì ái chà ! Tấm vé một chiều tới hạnh phúc vĩnh hằng đấy. Tóm lại, tôi nghĩ nếu tôi cưới đúng người, tôi sẽ có nó. Đúng là ngốc. Cam kết sống chung ở đám cưới chỉ cần nói “ Con đồng ý”. Sống với cam kết ấy hàng ngày thì có vô số việc phải làm. Tóm lại, chỉ vì bạn biết cách lấy được chồng không có nghĩa là bạn biết cách sống với chồng.

Diễn viên hài kịch Jay Leno có lần nói : ai mà nói cuộc hôn nhân của mình là công việc khó khăn thì gần như chắc chắn là người ấy không có cuộc sống gia đình tốt đẹp. Quả thật cái từ “công việc” nghe như lao dịch và những việc vặt trong nhà vậy – giống như ta sẽ không làm trừ khi ta được trả công, mà phải có cả lương hưu nữa. Nhưng loại “công việc” đó không phải là thứ tôi muốn nói đến trong chương này. Không, ý tôi hôn nhân không đơn giản là tình trạng tồn tại. Nó đòi hỏi thời gian, suy nghĩ và cả sự quan tâm. Nó là hàng triệu hành động riêng biệt được thực hiện để sống, chia sẽ cuộc đời, cộng tác, tán thưởng, cổ vũ, nuôi dưỡng tình yêu với một người – những hành động được thực hiện bền bỉ suốt cả quãng đường dài.

Điều có thể giết chết một cuộc hôn nhân ngay sau tuần trăng mật là ảo tưởng về Hoàng tử (Công chúa) quyến rũ. (Tôi có cần cữ nhạc hiệu ở đây không nhỉ ?) Đó là chờ bạn đời của ta làm tất cả mọi điều cho ta : khiến ta hạnh phúc, sắp đặt mọi chuyện cho ta, đáp ứng mong muốn của ta, trọn vẹn với ta, sống thay cho ta, khiến cuộc đời đầy ý nghĩa hộ ta… . Sai lầm khủng khiếp. Tôi may mắn học được điều đó trước khi kết hôn. Sau khi gắn bó với nhau không lâu, đức ông chồng tương lai của tôi nói : “Đừng có mong hay trông cậy rằng anh sẽ làm em hạnh phúc”. Chà, tôi nghĩ, chắc là do anh không nắm vững tiếng Anh đáng tôn sùng đấy thôi. Anh không hiểu rõ điều mình đang nói. Còn ai có nhiệm vụ phải làm tôi hạnh phúc nữa, nếu không phải là anh ? Nhưng anh vẫn cứng rắn : “Em nhất thiết phải vui sướng với bản thân em trước tiên. Hãy hạnh phúc với cuộc đời em, tách khỏi những thứ mà người khác mang đến cho em.” Điều này thì nghiêm túc. Anh bảo , anh có thể là lớp kem trên món bánh ngọt, nhưng không thể là cả món tráng miệng. Ừ thì, đó dứt khoát không phải là một bài thơ trữ tình cho một bản tình ca lãng mạn rồi, nhưng tôi biết là anh nói đúng.

Những bài học xương máu của tình yêu là : hỡi PHỤ NỮ, đừng trông chờ có người đàn ông tạo nên cuộc sống của ta và khẳng định ta. Ta phải tự tạo cuộc đời và cá tính của riêng mình. Nếu không, tôi cam đoan bạn sẽ có một người đàn ông lạnh nhạt, thờ ơ và đầy bực bội trong tay – và bạn sẽ giận dữ vì anh ấy không đáp ứng được những mong đợi của bạn. Nhưng vấn đề không nằm ở ông chồng của bạn. Vấn đề nằm ở những mong đợi phi thực tế của bạn. Ở đây tôi cũng nói luôn cả với ĐÀN ÔNG ( nên nhớ tôi có đến bốn ông anh trai đấy nhé ) , đừng trông chờ
có người phụ nữ quản lý, thu xếp toàn bộ những lĩnh vực khác trong cuộc sống ngoài sự nghiệp thay cho bạn, cứ như thể công việc là trách nhiệm duy nhất của bạn trong cuộc sống gia đình vậy. Bạn không thể quyết định không tham gia vào tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống riêng của bạn.Nếu bạn nghĩ như thế là quá nhiều, bạn không thể nào giúp lo bất cứ thứ gì ngoài công việc, thì hãy nghĩ lại. Vì nếu không tôi cam đoan bạn sẽ có một người phụ nữ quá sức căng thẳng, lạnh nhãt và đầy bực bội trong tay – và bạn sẽ giận dữ vì cô ấy không đáp ứng được những mong đợi của bạn. Và vấn đề cũng không nằm ở cô vợ mà là do những mong đợi phi thực tế của bạn.

Hỡi đàn ông và đàn bà : không có cách nào giết chết tình yêu nhanh hơn là cách đổ lỗi cho bạn đời không làm được điều mà bạn phải tự làm cho mình. Đúng thế đấy, bạn có thể vui vẽ hạnh phúc với một người, nhưng không thể bắt cô ấy hay anh ấy chịu trách nhiệm tạo ra và giữ mãi cho bạn hạnh phúc. Thế là không công bằng, mà cũng không thể thực hiện được. Nếu bạn biến bạn đời của mình thành người có khả năng ban phép lạ cho mình, thì kết cục, bạn sẽ thất vọng khủng khiếp và nghĩ đó là lỗi của họ.

Tiến thẳng tới hạnh phúc vĩnh hằng. Đoán xem là gì nào? Không . Đó lại là một ảo tưởng khác, tạo ra những dự tính điên rồ. Cuộc hôn nhân của tôi thực sự bền vững , mà tôi vẫn không phải là cô vợ bé bỏng hạnh phúc hai mươi bốn giờ mỗi ngày. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Chồng tôi làm những chuyện khiến tôi điên ruột, và có Chúa chứng giám, tôi cũng đối với anh ấy y như vậy. Có những căng thẳng và áp lực từ bên ngoài , từng phút từng giây đẩy ta tách xa nhau hoặc kéo ta lại với nhau. Ngay cả khi chẳng có gì to tát xảy ra, thì vẫn có những bất đồng, cãi vã, những lúc đó bạn chỉ muốn bỏ đi quách cho rồi. Cuộc sống lên rồi xuống, và trong quan hệ thì nước triều cũng lên xuống như vậy. Bạn không có nghĩa vụ phải tỏ ra âu yếm dễ thương suốt cả ngày.

Điều gì xảy ra nếu ta không đối mặt với những tình huống và những tình cảm tiêu cực không thể tránh khỏi này ? Ừ thì ta có thể làm
mình chết lặng bằng ảo tưởng hạnh phúc vĩnh hằng: “Mọi chuyện đều thật tuyệt! Bọn trẻ thật tuyệt! Anh ấy thật tuyệt! Mình thật thuyệt!” và chôn vùi mọi cảm giác tồi tệ xuống đất. Vấn đế là làm như thế không có tác dụng gì đâu. Rốt cuộc khi ta chịu thừa nhận rằng, những cái đó không hoàn toàn ngọt ngào và tươi sáng, ta sẽ nghĩ có những sai lầm không thể sửa chữa được trong cuộc hôn nhân của ta. Và điều thực sự đáng buồn là , đáng lẽ ta có thể đối mặt với từng cảm giác và tình huống tiêu cực đã qua, không để cho những chuyện nhỏ nhặt nhức nhối lâu ngày thành ra chuyện lớn.

Vâng , có thể bạn chẳng ảo tưởng gì về hôn nhân. Có thể cha mẹ bạn ly dị khi bạn còn nhỏ nên bạn đã biết rằng, hạnh phúc vĩnh hằng chỉ tồn tại trong phim ảnh và trong truyện cổ tích thôi. Nhưng nhiều bạn bè của tôi, những người có cha mẹ ly dị, bảo họ vẫn giữ mãi niềm mong ước sẽ cư xử khác cha mẹ. Họ vẫn muốn và vẫn mong một câu chuyện cổ tích có hậu.

( Còn tiếp)

nttuyen



Giới thiệu với các bạn một bài trong tập sách "Già quá sớm, khôn quá muộn " của Gordon Livingston - Tiến sĩ Y khoa, một nhà tâm thần học và nhà văn. Một góc nhìn khác ...

TÌNH YÊU CHÂN CHÍNH LÀ QUẢ TÁO TRÊN VƯỜN ĐỊA ĐÀNG

Trong Kinh thánh, chính là khi bị rơi từ Thiên đàng xuống, không được hưởng những ơn lành của Đức Chúa mà Adam và Eva bị lưu đầy và từ đó có con người chúng ta . Chính là vì trái cấm mà họ không thể kháng cự . Liệu có đáng không khi mà chúng ta từ một tình trạng hoàn hảo, trần truồng và bất tử biến thành những người phải lao động và biết xấu hổ ?

Sự phát triển bình thường của con người hiện diện cho một câu chuyện dài lâu về sự sa ngã. Thời thơ ấu là hàng loạt những ảo ảnh tan vỡ,theo đó, chúng ta trưởng thành dần từ những đứa trẻ tin vào niềm tin ngây thơ đến thực tại tàn nhẫn. Từng ảo ảnh một rời bỏ chúng ta như những ý niệm về ông già Noel, chiếc răng thần tiên, sự hoàn hảo của cha mẹ và sự bất tử của chính mình. Khi chúng ta tìm sự thoả mãn trong những ý tưởng trẻ thơ đó, chúng được thay thế bởi một ý nghĩa khác, nhờ có Adam và Eva, cuộc sống là một cuộc đấu tranh đầy những nổi đau, mất mát và kết thúc thật tồi tệ.

Khi bạn nghĩ về điều đó, đáng chú ý rằng, thay cho việc sợ hãi tuyệt vọng bởi những hoàn cảnh đáng sợ đó, chúng ta cứ khang khắng bám lấy việc thử nghiệm để có được hạnh phúc từ những khoảnh khắc ngắn ngủi của chúng ta khi tồn tại trong cuộc sống. Và trong số tất cả những cách mà chúng ta theo đuổi điều đó, chính là nhờ sự gắn bó với nhau mà chúng ta trở nên những người gần gũi nhất (từ “gắn bó” thật là một từ tuyệt vời, nó có thể mô tả những điều đối nghịch : chia lìa thành từng mãnh và gắn với nhau rất nhanh) .

Mark Twain, trong Nhật ký của Eva, đã để cho nàng phát ngôn khi bị giáng xuống trần : “ Khi tôi nhìn lại, khu vườn Địa đàng đã trở thành một giấc mơ đối với tôi. Nó thật là đẹp, đẹp vô song, đẹp không bút nào tả xiết, và giờ đây thiên đàng đó đã mất và tôi sẽ không bao giờ còn nhìn thấy nó nữa. Khu vườn đã mất nhưng tôi đã tìm ra chàng. Và tôi hài lòng” .

Không ai có thể, cả tôi cũng vậy, bị tình yêu rời bỏ mà không có chút cay đắng khi nghĩ về cách mà mọi người lựa chọn những người mà họ định gắn bó cuộc đời cùng. Tôi đã hỏi rằng: “nếu người này hoàn toàn khác thì bạn có quyết định gắn bó suốt đời với anh ta hay không, chẳng hạn như bạn có tin rằng anh ta xứng đáng là cha của con cái bạn hay không ? Liệu bạn có nghi ngờ sự chung thủy, sự bền vững mà tình yêu của anh ta dành cho bạn hay không ? Những cuộc thảo lụân như vậy luôn hé lộ sự ngu ngốc và nông cạn của chính bạn khi còn trẻ.

Có thể đây là một ví dụ tốt về việc chúng ta đã trưởng thành lên. Rất ít người mà tôi nói chuyện ngưỡng mộ những gì cha mẹ họ đối
xử với nhau về phương diện tình cảm và sự cam kết với nhau. Trong thực tế, tôi thường nghe thấy sự mỉa mai về khả năng liệu có một tình yêu lâu dài hay không dựa trên những điều mà mọi người quan sát thấy ở thế hệ trước họ.

Dường như thật mỉa mai rằng khi mọi người phải lòng nhau, người ta không coi chuyện trói buộc hay cam kết với nhau là cần thiết. Họ chấp nhận rằng tiến trình mà chúng ta bị lôi cuốn lại với nhau là huyền bí và không thể giải thích được. Mọi người nói về những sự lôi cuốn về thể xác, những lợi ích được chia sẽ cùng nhau, một loại “chất hoá học” huyền bí nào đó đã kéo họ lại với nhau và làm cho họ quyết định chia sẽ cuộc sống cùng nhau. Mọi người xung quanh chấp nhậndiều này và đi trước cùng sự gắn kết và nghi lễ đắt tiền để chào mừng lú họ khởi đầu sống chung cùng nhau. Ngược lại, khi họ không còn yêu nhau nữa, nhu cầu giải thích về điều đó lại có vẽ rất cấp thiết. Tại sao chuyện đó lại xảy ra? Ai là người có lỗi? Tại sao các anh chị không thể thành công trong việc tìm kiếm hạnh phúc cùng nhau ? Câu trả lời : “Chúng tôi không còn yêu nhau nữa “ không được coi là một câu trả lời đầy đủ trong hầu hết trường hợp.

Thực ra đây là vấn đề của sự giáo dục. Người ta nghĩ rằng một lĩnh vực quan trọng như vậy trong hành vi của con người sẽ trở thành
chủ đề xem xét và ng.cứu trong các trường học. Simon và Garfunkel, trong bài hát của họ Kodachrome đã tóm tắt việc học hành của họ ở trường trung học như sau :” Khi tôi nghĩ về tất cả những thứ kinh khủng mà tôi đã học ở trường, thật là một điều kỳ diệu là tôi vẫn còn có thể suy nghĩ như thường”. Giữa đám mây mù của những khoá học tương ứng đầy hạn chế như mỹ thuật công nghiệp, đại số, … người ta tìm kiếm trong vô vọng trong một khoá học như vậy về cá tính và hành vi của con người những thông tin hữu ích về việc làm thế nào để tránh những lỗi lầm nghiêm trọng trong sự lực chọn bạn bè và tình yêu. Cho nên giống như hầu hết cuộc đời, nhiệm vụ quan trọng về chọn ai để yêu trở nên một ví dụ về việc thử nghiệm và học qua những lần phạm lỗi. Giá mà những sự thử nghiệm không đắt gía đến vậy !

Tôi có thể xem qua một giáo trình hướng dẫn xung quanh việc “Tìm kiếm hạnh phúc”. Những lời chỉ dẫn sẽ bắt đầu về một cuộc thảo luận về định nghĩa tình yêu. Sau đó, người ta sẽ nói tới một vài hướng dẫn về những rối loạn nhân cách khá điển hình cho những ai hầu như chắc chắn sẽ làm bạn đau lòng. Sau đó người ta có một phần tiếp theo được gọi là “Đặc điểm của một người bạn đời lý tưởng” . Lòng tốt và sự thông cảm và làm thế nào để nhận ra sự hiện diện của những đặc tính như vậy sẽ được học viên thảo luận.

Cuối cùng chúng tôi sẽ mời những giáo viên thỉnh giảng vốn là những người phải trải qua những kinh nghiệm ly hôn cay đắng cũng như những ai có hôn nhân thành công lâu dài. Những người thành công được lựa chọn cẩn thận hơn. Khi tôi lắng nghe những lời khen từ những nguời lớn tuổi đã từng lấy nhau từ năm mươi, sáu mươi năm hoặc lâu hơn nữa , khi họ trả lời những câu hỏi không thể tránh được như” Thế nào là bí quyết của một cuộc hôn nhân thành công?” , tôi nhận thấy người ta thường đặt sự khoan dung đối với sự buồn chán lên hàng đầu. Những câu trả lời như “ Chúng tôi không bao giờ đi ngủ mà giận dữ với nhau” hay “ Sự khiêm tốn trong mọi việc” có vẽ như một vấn đề triết học để
tồn tại hơn là đem lại cho người ta sự vui sướng. Người ta tự hỏi là tình yêu vô tận và luôn tươi mới ở đâu rồi ?

Nếu Adam và Eva có điều gì để dạy chúng ta với việc họ từ bỏ phước lành của Chúa thí đó chính là sự hoà hợp và sát cánh của hai con người cá nhân đã đem lại cho ta sự đền bù hàng đầu đối với tất cả những gánh nặng của con người : lao động vất vả, những khó khăn gian khổ, thăng trầm trong cuộc đời và sự nhận biết của chúng ta về cuộc đời ngắn ngủi hữu hạn của mình. Thứ trái cấm ấy chứ đựng cái gì xứng đáng với cơn giận dữ của Chúa trời ? “Khu vườn Địa đàng đã mất nhưng tôi tìm thấy chàng và tôi hài lòng với đìêu đó “ .

----------------

nttuyen



. Giai đoạn 3 : Cuộc đấu tranh giành quyền lực
Thường thường, đôi vợ chồng nào đã vượt qua giai đoạn “vỡ mộng” sẽ bắt đầu “ cuộc đấu tranh giành quyền cai trị”. Họ sẽ hoá giải sự sụt giảm hoá chất bộ não vô hình, bằng cách ra sức thay đổi nhau, để trở về giai đoạn lãng mạn ban đầu. Khó khăn chồng chất ở đây là sự khác biệt về cấu trúc thần kinh. Bộ não của đàn ông và đàn bà có lối suy nghĩ, hành động và yêu đương quá “độc đáo” và chẳng hề “đụng hàng” ! Đây là khoảng thời gian đầy đau thương, “quỵ luỵ” của thưở yêu đương, giờ đây, người đàn ông muốn có những hoạt động độc lập hơn, phụ nữ muốn tiếp xúc nhiều hơn với bạn bè. Khuynh hướng này có nền tảng dao động dựa trên vai trò của giới tính cũng như những kinh nghiệm học hỏi, và nhận được sự hổ trợ của hormone phản ánh sự khác biệt giữa hai phái là testosterone và oestrogen.
Vậy thì tác động của nó lên đời sống hôn nhân là gì ? Vâng, một trong những lý do để ta “châm chích” nhau một cách “tàn nhẫn”, “không thương xót” trong giai đoạn tranh giành quyền lực là những thái độ khác nhau trước sự độc lập trong hôn nhân. Sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng những cuộc hôn nhân lần đầu kết thúc bằng lá đơn ly dị thì thường đã từng kéo dài qua 7-8 năm “vật vã” – tức là giai đoạn ta đang ra sức “thay hồn đổi xác” người phối ngẫu theo ý của mình.
Một giai đoạn mới của tình yêu hôn nhân đang chờ đợi, khi mà cả hai cuối cùng cũng khám phá ra nhau – vừa ở tư cách người yêu , vừa ở tư cách con người – đàn ông và đàn bà.

. Giai đoạn 4 : Sự tỉnh giấc
Cái mà nhiều cặp vợ chồng không hiểu được, là trước khi họ bị sa vào cảnh “bèo dạt mây trôi”, còn có một yếu tố bị bỏ quên. Trong giai đoạn lãng mạn, “vỡ mộng”, và giai đoạn đấu tranh gìanh quyền lực , người đàn ông và người đàn bà quá gắn kết chặt chẽ với nhau, vô tình làm xoá đi những tính cách của cá nhân.
Người chồng thì thấy vợ mình luôn sôi trào những xúc cảm thăng trầm, suốt ngày nhõng nhẽo đòi được chuyện trò, chiều chuộng, xem việc nhà như sự lãng phí thời gian! Người vợ thì soi mói những thói quen, sở thích, niềm đam mê công việc và xem nhu cầu tự do, độc lập của chồng là nguy hiểm và ích kỷ ! Ở giai đoạn 4, đôi vợ chồng tỉnh thức, nhận ra rằng họ đã quá “bịn rịn” nhau theo những phương cách không lành mạnh, và giờ đây, cần phải có sự phân định về mặt tâm lý. Sự phân định này không có nghĩa là ly hôn. Nó chỉ có nghĩa là sự hiểu biết sâu sắc về nhau.
Trong giai đoạn mới mẽ này, bộ não đầy tư duy sẽ cưỡi sóng vượt qua những kiểu phản ứng cảm xúc “dễ xa nhau”, dễ gây “đại chiến”, cũng như cảm giác phiền muộn về sự nồng nàn đã mất. Người chồng có thể “rút lui”, “im như thóc” khi thấy vợ “nổi cơn tam bành”. Nhưng anh ta đang quan tâm đến vấn đề về mặt tinh thần, trí não. Người vợ có thể sẽ thấu hiểu hơn khi nói : “ Ừ thì tính ổng hồi nào đến giờ mình rành quá rồi còn gì” , mỗi khi thấy ông chồng làm điều gì đấy thật dễ ghét.
Cuối cùng thì đàn ông phải công nhận, rằng phụ nữ luôn đúng: Mối quan hệ vợ - chồng sẽ lụi tàn, nếu như thiếu vắng những giây phút đầm ấm bên nhau. Nhưng đàn ông cũng đúng nốt: Sẽ có rắc rối, phiền toái nghiêm trọng, nếu như thiếu vắng tính độc lập trong hôn nhân. Cuộc sống của đôi lứa sẽ bị chết vì ngạt thở, nếu như ta không được sống như chính con người của ta.

. Giai đoạn 5 : Hôn nhân bền vững

Sự cân bằng giữa những phương thức nguyên thủy, đặc trưng cho giới tính nam-nữ trong mối quan hệ vợ-chồng là trạng thái cân bằng trong tình yêu, mà nhà nghiên cứu Michael Gurian gọi là “sự xa cách trong thân mật”. Cuộc đấu tranh giành quyền lực của giai đoạn 3 “xẹp” hẳn, nhường lối cho những chiến thuật tình yêu trưởng thành, nuôi dưỡng cho cả sự thân mật, gần gũi và “xa cách”. Vợ chồng sống bên nhau, nuôi dạy con cái, yêu và được yêu, nhưng không phải vì họ đã giống nhau như đúc, mà là vì họ đã học được cách sống hạnh phúc trong sự khác biệt !


-------------

(Sưu tầm)

nttuyen



Từ 20 năm qua, nhà nghiên cứu Michael Gurian đã bỏ công tìm hiểu , xem bộ não đã ảnh hưởng như thế nào đến người đàn ông và đàn bà trong cuộc sống hôn nhân, từ giây phút ngập ngừng, thẹn thùng đầu tiên của thưở ban đầu mộng mơ cho đến suốt một hành trình dài dằng dặc của tình chồng - vợ. Hiểu được những sự khác biệt trong hành vi cũng là chìa khoá để làm cho tình yêu luôn bất tử.

Giai đoạn 1: Tình yêu lãng mạn
Khi hai người yêu nhau, mà lại được ở bên nhau, não bộ của họ cũng "phải lòng", ngây ngất trong men tình. Pheromore - những tín hiệu hoá học xuyên suốt các giác quan - đang ở mức đỉnh cao của ngọn thác, nên khi họ "ngửi" được mùi hương quyến rũ, hoặc khi nhìn vào mắt nhau, hai bộ não riêng biệt của thế giới đàn ông và đàn bà bỗng hợp nhất như một.
Hàm lượng cao của oxy tocin - một hormon liên kết - có thể giấu giếm đi những hành vi gây bực bội, nhức nhối từ hai phía. Tuy nhiên , "diễm phúc tình yêu tột cùng" rồi cũng sẽ tàn và bắt đầu một giai đoạn sinh học mới của mối quan hệ.

Giai đoạn 2 : "Vỡ mộng"
Sau một vài tháng, hoặc thậm chí là vài năm, các hormon và cơ chế hoá học của não bộ bắt đầu thay đổi. vài phần vỏ não trí óc - không phải cảm xúc - có thể nhận ra rằng, người phối ngẫu mà ta từng yêu quý không hề hoàn hảo chút nào, mà lại còn chằng chịt những vết sẹo khuyết điểm. Có những lúc vợ chồng giận dữ, cáu bẳn, hờn dỗi và thậm chí là sợ hãi nhau. Nếu "lỡ" lấy nhau trong giai đoạn 1, thì khi sang giai đoạn 2, ta sẽ bắt đầu "suy nghĩ lại".
Người vợ sẽ tự hỏi: "Anh ta suy nghĩ cái quái gì trong đầu thế ? ", trong khi người chồng nằm trên ghế sa-lông xem tivi, thay vì dành thời gian đó để cưng chiều vợ. Cô cảm thấy bị ruồng rẫy, "phản phé", đặc biệt là từ khi chồng không còn nói về những cảm xúc riêng tư của mình cho vợ nghe nữa. Người chồng thi không thể hiêu nổi :tại sao bà vợ cứ càu nhàu, chì chiết mình vì những vấn đề cỏn con, vụn vặt. Họ đã sống bên nhau, đã có con cái với nhau rồi ? Vậy cô ta còn muốn điều chi nữa ?
Người chồng lờ mờ nhận thức, chắc là mình đã làm điều gì sai trái, "gai mắt" nhưng anh ta chịu thôi, chẳng biết làm thế nào xử lý nó. Những hoá chất dồi dào ngày nào của thưở "ve vãn" nhau đã sụt giảm, khiến ta dễ dàng thốt lên những câu: "Anh ta/ cô ta không còn là người mình quyết tâm trao nhẫn cưới nữa!" . Tuy nhiên, tâm trạng hoang mang, rối bời này là một giai đoạn bình thường, một sự thoái trào trong hoá chất não bộ của đôi lứa. Đó cũng là bước cần thiết kế tiếp trong việc gíup đỡ hai hệ thống não bộ khác biệt tìm được tiếng nói chung trong hôn nhân.

(Còn tiếp)

45Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Wed May 27, 2009 11:36 pm

ptnthuy

ptnthuy

Phụ nữ Việt nam chúng ta vốn là người biết hy sinh cho chồng cho con ,hình ảnh người phụ nữ cao đẹp đó vẫn tồn tại trong văn học cũng như đời thường qua bao thế kỷ Họ luôn nhận những thiệt thòi về mình .
Tuyền nói đúng ,khi người đàn ông của mình thành đạt thì người phụ nữ ấy đã không còn trẻ nữa và đôi khi trình độ cũng đã chênh lệch chồng khá xa rồi . Người đàn ông thành đạt sẽ có quan hệ xã hội rộng , họ găp gỡ và giao thiệp nhiều phụ nữ xinh đẹp có học và lịch sự . Đôi khi họ cũng ngấm ngầm so sánh bà vợ già ở nhà .
Để thoát khỏi điều này trong thời kỳ xã hội hiện nay . Chi em phụ nữ chúng ta phải không ngừng trau dồi trình độ nhận thức để thích hợp với chồng và biết chăm sóc bản thân mình . Có như thế gia đình mới hạnh phúc .
Phụ nữ ngày nay gánh thêm trách nhiệm ngoài xã hội cũng vì thương chồng muốn sang sẽ gánh nặng kinh tế cho chồng , nhưng thiên chức là phụ nữ như công việc nhà bếp núc nuôi dạy con cái ,người đàn ông thành đạt có san sẽ cho họ không ? Hay chỉ coi đó là những việc cỏn con ?
Theo quan điểm của Thúy thì cà hai vợ chồng phải cùng nhau gánh vác việc nhà cũng như ngoài xã hội thì mới là một gia đình hạnh phúc . Nhưng mà khó quá ,mỗi người có sở thích và chuyên môn khác nhau nên cả hai phải tìm hiểu và học hỏi để có thể vừa là vợ chồng và đồng thời là người bạn đồng hành .
Chúc các bạn có được người bạn đồng hành cũng là người vợ hoặc người chồng mà mình thương yêu nhất

nttuyen



Hi, Hùng.
T. nghĩ chắc bị "người trong ... ruột " phát biểu trúng "tim đen" rồi, nên dù cho có bị "đàn áp" cỡ nào, các đồng minh của "thầy" cũng đành lặng im "chịu trận" mà thôi. Than ôi !!! Sad Nghĩ cũng ... tội, nhưng mà thôi ... cũng kệ .

Bây giờ T. sẽ giới thiệu một bài viết về chị em phụ nữ (để cho công bằng, khỏi ... thưa kiện ) , để minh chứng rằng : phụ nữ vốn là tốt đẹp, và họ sẽ luôn cố gắng dạy bảo nhau để cùng ... khôn ngoan hơn ! (Oai chưa , mấy bạn nữ xem xong mà OK thì hẹn bao T. đi ăn cơm ... trưa nhe - tối hổng rảnh ).

BẠN CÓ PHẢI LÀ NGƯỜI ĐÀN BÀ KHÔN NGOAN ?

Kim Sa (theo Journal Sante')

Tài năng , thông minh, danh giá chưa chắc đã có hạnh phúc. Song, người đàn bà khôn ngoan thì có hạnh phúc.

Khôn ngoan nhất là những người đàn bà nhận ra giá trị của mình không quá muộn màng. Đây là điều khó nhất đối với đàn bà. Dù là mẫu người lấy công sở làm niềm vui hay mẫu người lấy gia đình làm bến đậu, thì đàn bà vẫn xem chồng con và gia đình là vô cùng quan trọng. Họ nuôi nấng, chăm chút con từng ngày, từng giờ, lo cho con ăn học, lớn khôn; tận tụy "nâng khăn sửa túi" để chồng yên tâm theo đuổi sự nghiệp. Đó là sự vĩ đại của đàn bà.
Đến khi chồng thành đạt, các con trưởng thành thì họ đã luống tuổi. Những ông chồng thành đạt thường rất bận. Con cái khi trưởng thành thường lo vun quén cái tổ uyên ương mới xây của chúng. Và, người mẹ vĩ đại kia còn lại một mình với sự trống trải. Nếu con cái thuê "ôsin" thì người mẹ hoá thừa. Nếu con cái không thuê "ôsin" thì mẹ trở thành "ôsin". "Phía sau một người đàn ông thành đạt có một người phụ nữ tuyệt vời" . Song, người phụ nữ tuyệt vời này liệu có hạnh phúc không ? Đây là vế sau của câu nói nổi tiếng mà thế giới đàn ông hay trích dẫn ở trên.
. Người đàn bà khôn ngoan không làm "ôsin" cho chồng, cũng không làm "ôsin" cho con. Thiên chức của họ là sinh con và làm mẹ, song nuôi con là trách nhiệm của cả bố lẫn mẹ, và con cái cần được "cai sữa" càng sớm càng tốt, chứ không phải "mẹ còn sữa thì con còn bú". Các bà mẹ ở Châu Âu khi con đã tốt nghiệp đại học thì không cho tiền con nữa. Đó là cách ứng xử khôn ngoan, vừa cất được gánh nặng trên vai người mẹ, vừa rèn được tính độc lập cho con cái.
. Người đàn bà khôn ngoan biết yêu chồng , thương con nhưng không quên bản thân mình. Họ biết vun vén cho sự ấm áp của gia đình nhưng cũng không quên vai trò xã hội của họ. Họ không vắt kiệt sức vì chồng, cũng không vét tới đồng xu cuối cùng cho con. Họ biết lao động và nghỉ ngơi, biết vui chơi, giải trí, chỉ như thế mới không khiến họ chóng tàn tạ.
Nếu không làm vợ và làm mẹ, người đàn bà không thể có hạnh phúc (!). Song, giá trị của đàn bà không chỉ có thế. Khả năng ngoại giao rất mềm mỏng của họ dùng để làm gì ? Sự khéo léo của đôi bàn tay họ dùng để làm gì ? Những kiến thức họ đã được học dùng để làm gì ? v.v... Nếu họ quên những cái đó tức là họ không khôn ngoan.

-----------

47Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Mon May 25, 2009 10:45 pm

ltdhung

ltdhung

Làm "thầy" thì cũng phải có lập trường vững vàng "địch - ta", không được mơ hồ . Vả lại, "thầy" cũng phải tính đường lui cho sau này ... Hơn nữa 9 phần thiên hạ còn lại không biết nghĩ gì . Mà lạ thiệt, sao "phe ta" bị "đàn áp" mà hổng có ai lên tiếng phụ tui vậy kìa .

48Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Mon May 25, 2009 12:45 am

nttuyen



"Thầy" ơi !
"Thầy" ... lấp lững mần chi ? Một phần thiên hạ (trong đó chắc chắn có... tui) đang nghĩ : chắc gì "thầy" là ... "sư" . Bởi rứa, thầy cứ tự do ngôn ... lựng Basketball

49Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Re: Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Fri May 22, 2009 11:33 pm

ltdhung

ltdhung

Trời ! Cái ông này vạch áo phe mình cho phe địch xem lưng. Mà chắc gì ổng thuộc phe tụi tui mà bắt tụi tui chịu. Biết đâu ...

50Hôn nhân của nguời xưa ? Nay ? Empty Quý em hông ? (tiếp theo) Fri May 22, 2009 1:52 am

nttuyen



... Nhưng trong mọi cuộc giao tiếp tự do và dân chủ với người khác, ai cũng chỉ có thể đạt được 50% điều mình mong muốn. Bởi thế sự háo sắc kia biến thành ao ước. Ao ước thì không đặt vào vợ nữa, vì đã có nàng gối chăn . Bà cho nhiều hơn và đã đáp ứng cái thèm của chàng. Vi vậy trong mỗi người chồng có chứa một loại "nhiên liệu hỗn hợp". Đó là sự thèm thuồng cộng với sự ao ước, tỷ lệ pha trộn khác nhau tuỳ người. Thèm thuồng thì tìm ở vợ nhưng ao ước thì ... chịu trận! Đấy là điểm yếu của ... phái mạnh ! Họ cần nói ra điều đó với vợ; là người hiểu biết bà vợ nghe với một vẻ không chê trách, thì họ thấy ao ước của mình được giải toả. Sự giải toả đó là về tâm lý, bởi sẽ không bao giờ thành hiện thực, vì nếu họ muốn nhưng đối tượng không chịu thì nỗi ao ước chỉ hoàn thành 50% ! Và cùng lắm thì biến thành thèm thuồng . Không lọt đi đâu cả !
Tướng quân lẫm liệt, hoàng đế oai phong của các bà đều có nhược điểm kia. Thế mạnh bẩm sinh của các bà nằm ở chổ đó, không phải ở nhiều tiền, chức cao hay rất đẹp. Bởi thế đàn ông Việt nam ở Mỹ mới khám phá ra cái bí mật của Trời Đất : "Nhất vợ, nhì con, thứ ba là con chó, cuối mới là mình". Các bà sử dụng thế mạnh ấy thì thắng lợi sẽ vang dội hơn đòi bình đẳng gấp cả trăm lần. Đức Phật có nói: "Nhận nhiều thị khổ nhiều" đấy là mô tả hoàn cảnh các ông; Thánh Phao-lô trong đạo Thiên chúa bảo :"Lúc tôi yếu nhất đấy là lúc tôi mạnh nhất" đấy là bảo thế mạnh các bà. Trong giao tiếp giữa con người với nhau cứ làm theo lối thánh hiền đã bảo, đừng làm theo cách của hôm nay, hay của ngày mai - rồi gọi là cách mạng - sẽ khó thành công; bởi con người có tông có giống. Nếu lập luận trên đủ thuyết phục độc giả thì tôi xin nêu đề nghị.

Trong con mắt của đàn ông, sắc đẹp của các bà thay đổi theo nhiều dạng . Khi vui đôi mắt lấp lánh, lúc thẹn cặp má ửng hồng. Đến đây xin "bật mí" thêm:
Một, nét đẹp của các bà thay đổi theo tâm trạng của mình; vậy các bà đừng bao giờ sợ xấu.
Hai, ngay cả khi mang bầu mà bạn gái hay nhắc: "Mày trông xấu, coi chừng thằng chồng" thì các bà vẫn đẹp, vì khi ấy ông xã nhìn bạn với con mắt tò mò, xem bạn biến đổi ra sao, hào hứng với sự khám phá họ không thấy bạn đẹp hay xấu nữa. Cuối cùng, khi được âu yếm, đa số các ông nhắm mắt tận hưởng, nhắm rồi còn thấy chi? Sửa sắc đẹp để rồi đòi bình đẳng thì đích thị đã đầu hàng trước khi lâm trận.
Vậy đề nghị cho cách đòi là: với thế thượng phong trời phú nhưng đừng có cất đi, và như viên kim cương trước mắt chồng, hãy đòi được quý đúng theo số "cara" của mình.
Có nhiều kiểu nói khi đòi. Đừng nói "thương em không ?" vì thương là dùng cho lúc đầu mới yêu, hoạc ngại nói yêu và lúc ấy bạn chưa "luyện" cho mình được bao nhiêu "cara" ngoài sự nhỏng nhẽo. Cách nói, xin để cho giác quan thứ sáu của các bà hướng dẫn. Chồng bạn mà nghe như thế thì chỉ có ...nín thinh, không bao giờ vặn lại, hay sẽ vuốt tóc bạn mà rằng:"Em là viên kim cương không có trên đời!". Cầu cho ngày mai vẫn là ngày 8/3 của các bà ./. Smile

---------------------

Note: Đọc xong đề nghị các bạn đừng "la " tui, hay yêu cầu giải thích gì, bởi vì đây hổng phải là tui viết, tui chỉ có "mỗi tội" gõ lại thôi; và chắc gì tui hiểu đúng ý ổng, tui chỉ có khả năng hiểu theo ý ... mình !
. Các bạn nam : nếu thấy ổng phân tích đúng , sai gì cũng ráng chịu đi vì ổng cùng phe với mấy bạn mà !
. Các bạn nữ : tin hay không gì thì ổng cũng cho mình nghe tiếng nói của "phía bên kia", có cơ hội có được một góc nhìn khác về "họ" cũng hay . Ông bà xưa có câu : biết người, biết ta ... rồi cũng ... hổng biết chuyện gì xảy ra ! ( phần sau là tui tự rút kinh nghiệm ra đó ) study

Thân mến

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 2 trang]

Chuyển đến trang : 1, 2  Next

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết