Diễn đàn 12A6-NTB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn 12A6-NTB

Diễn đàn những người bạn đã từng chung lớp 10,11,12A6 Trường PTTH Nguyễn Thái Bình 1984-1987


You are not connected. Please login or register

Đối thoại giữa Đức Phật và gã chăn cừu

2 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

nttuyen



. Mình có đọc một bài về Trung đạo, post thêm cho cho "liền mạch", còn ngộ hay không là tùy duyên ! Smile
---------

TRUNG ĐẠO
( Trích “Lời Phật dạy” – Bukkyo Dendo Kyokai )

1. Đối với những ai đã chọn con đường dẫn đến sự Giác ngộ, có hai thái cực nên cẩn thận đề phòng. Thứ nhất, có thái cực ham muốn nuông chiều thể xác. Thứ hai, có thái cực đối lập bằng kỷ luật khổ hạnh, hành xác và tinh thần một cách thái quá.
. Chính đạo, vượt khỏi hai thái cực này và dẫn đến sự Giác ngộ, trí tuệ và tâm hồn thanh thản, có thể gọi là Trung đạo. Thế Trung đạo là gì ? Trung đạo gồm Bát chính đạo : chính kiến. chính tư duy, chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, chính tinh tiến, chính niệm và chính định.
. Như đã nêu, tất cả sự vật xuất hiện hay biến mất do một loạt nguyên nhân bất tận. Người vô minh nhìn cuộc đời hoặc hiện hữu hay không hiện hữu nhưng người khôn ngoan nhìn xa hơn cả sư hiện hữu lẫn không hiện hữu, một điều gì đó vượt xa hơn cả hai, đây là cách nhìn theo Trung đạo.
2. Giả sử có một khúc gỗ đang nổi trên mặt sông. Nếu khúc gỗ không chìm, hoặc được người ta vớt lên, hoặc không bị mục, sau cùng cũng trôi ra biển. Cuộc sống cũng như khúc gỗ đang ở giữa dòng sông lớn. Nếu người ta không gắn bó với cuộc sống nuông chiều mình, hoặc bằng cách từ bỏ cuộc sống, không gắn bó với cuộc sống hành xác, nếu người ta không tự hào về đức hạnh của mình hoặc không gắn bó với tội hạnh, nếu trong sự tìm kiếm Giác ngộ người ta không có thái độ xem thường ảo tưởng, không sợ nó, thì người như thế đang theo Trung đạo.
. Điều quan trọng là khi theo con đường dẫn đến Giác ngộ là phải tránh bị rơi vào một thái cực bất kỳ, nghĩa là phải luôn theo Trung đạo.
. Biết rằng sự vật không hiện hữu cũng như không phải không hiện hữu, hãy nhớ tính chất của vạn vật cũng giống như giấc mơ, người ta nên tránh thái độ tự hào của nhân cách hoặc ca ngợi dành cho việc làm tốt, hoặc tránh rơi vào bất kỳ điều gì khác.
. Nếu ngươi ta tránh không bị rơi vào dòng chảy ham muốn của chính mình, thì người ta ngay từ đầu phải học cách không phải nắm bắt sự vật nếu không sẽ quen và gắn bó với chúng. Người ta không nên gắn bó với sự hiện hữu, sự không hiện hữu, đối với bất kỳ mọi thứ bên trong hoặc bên ngoài, điều tốt lẫn điều xấu, điều phải lẫn điều quấy.
. Nếu người ta gắn bó với sự vật, chỉ trong khoảnh khắc, ngay lập tức, cuộc sống ảo tưởng sẽ bắt đầu, người đi theo Chánh đạo đạt đến sự Giác ngộ sẽ không hối tiếc, cũng không muốn đề phòng, nhưng bằng suy nghĩ vô tư, tâm hồn thanh thản, sẽ đáp ứng những gì đang đến.
3. Sự Giác ngộ không có hình thức hay tính chất dứt khoát để nó tự thân thể hiện, vì thế trong tự thân sự Giác ngộ, không có gì được giác ngộ.
.Sự Giác ngộ chỉ hiện hữu vì ảo tưởng và sự vô minh, nếu chúng biến mất thì sự Giác ngộ cũng biến mất, và ngược lại: không có sự Giác ngộ xa rời với ảo tưởng và sự vô minh, không có ảo tưởng và vô minh xa rời sự Giác ngộ.
. Vì thế, hãy cảnh giác chống lại suy nghĩ cho rằng sự Giác ngộ như một “sự vật” phải nắm bắt, nếu không, nó sẽ trở thành một điều cản trở. Khi tâm trí đang tăm tối trở thành được giác ngộ, nó sẽ chết, cùng với cái chết của tâm trí, sự vật mà chúng ta gọi là Giác ngộ cũng chết theo.
4. Khái niệm tính duy nhất của vũ trụ này – cho rằng sự vật trong bản chất thật của chúng không có dấu hiệu phân biệt – được gọi là “Sunyata~”, nghĩa là không thực chất, cái chưa ra đời, không có tính chất cái tôi, không có tính đối ngẫu. Là vì sự vật tự thân nó không có hình thức hay đặc điểm mà chúng ta có thể gọi chúng không phải được sinh ra cũng như không phải bị tiêu hủy. Tính chất thật của sự vật có thể mô tả theo nghĩa phân biệt, đó là lý do tại sao sự vật được gọi là không thực chất.
. Như đã nêu, vạn vật xuất hiện và biến mất do nguyên nhân và điều kiện. Không có gì xưa nay tồn tại hoàn toàn đơn độc, mọi thứ đều có mối quan hệ với mọi thứ khác.
. Nơi nào có ánh sáng thì nơi đó có bóng tối, nơi nào có dài thì nơi đó cũng có ngắn, nơi nào có màu trắng thì nơi đó cũng có màu đen. Cũng như những điều này, tính chất cái tôi của sự vật không thể tồn tại đơn độc, chúng được gọi là không thực chất.
5. Người ta thường có thói quen nghĩ mình có quan hệ với sinh tử, nhưng thật ra không hề có những khái niệm như thế.
. Khi người ta nhận biết được chân lý này, thì họ cũng biết được chân lý của tính không đối ngẫu của sinh tử.
. Con người đặt ra sự phân biệt giữa thanh khiết và ô uế nhưng trong bản chất của sự vật không hề có sự phân biệt, ngoại trừ khi nó bắt nguồn từ những hình ảnh sai lầm, vô lý trong suy nghĩ của họ.
. Tương tự, những người phân biệt giữa thiện và ác, nhưng thiện ác không tồn tại cách biệt nhau. Những người đi theo con đường dẫn đến sự Giác ngộ không nhận biết tính đối ngẫu như thế, và khiến họ không ca ngợi điều thện cũng như lên án điều ác, không xem thường điều thiện cũng như không tha thứ điều ác.
. Con người bản chất sợ bất hạnh và khao khát vận may, nhưng nếu sự phân biệt được nghiên cứu cẩn thận, thì bất hạnh thường hóa ra là vận may và vận may thường hóa ra là bất hạnh. Người hiểu biết học cách đối phó với những hoàn cảnh luôn thay đổi của cuộc sống bằng sự vô tư, không tự hào khi thành công cũng như không thất vọng khi thất bại. Vì thế người ấy nhận biết chân lý của tính không đối ngẫu.
6. Nếu thợ lặn muốn có được ngọc trai, anh ta phải lặn sâu xuống biển, dũng cảm đối mặt với đá san hô nhọn hoắt và cá mập hung dữ. Con người cũng đối mặt với những nguy hiểm đam mê như thế nếu muốn tìm được ngọc quý Giác ngộ. Đầu tiên anh ta bị lạc đường trong vách đá cheo leo của tính ích kỷ và cố chấp, trước khi mong muốn tìm đường dẫn đến Giác ngộ được đánh thức trong anh ta.
. Có một truyền thuyết kể rằng một ẩn sĩ khao khát tìm được con đường chân lý đến mức ông ta trèo lên núi gươm và tự gieo minh xuống lửa, cam chịu như thế vì hy vọng. Người sẵn sàng chấp nhận những hiểm nguy mình gặp trên đường sẽ cảm nhận được một làn gió nhẹ, mát thổi qua ngọn núi ích kỷ lởm chởm như gươm và trong ngọn lửa thù hận, cuối cùng, cũng nhận biết được tính ích kỷ và đam mê trần tục mình đang đấu tranh và chịu đựng là tự thân sự Giác ngộ.
7. Lời dạy của Đức Phật đưa chúng ta đến sự không đối ngẫu, từ việc phân biệt khái niệm của hai quan điểm mâu thuẫn nhau. Thật sai lầm khi con người tìm kiếm một điều gì đó được cho là thiện và đúng, và xa lánh một điều gì đó được cho là ác và xấu.
. Nếu con người cứ nhất mực cho rằng vạn vật là vô nghĩa và chỉ mang tính nhất thời, thì cũng thật sai lầm khi cho rằng vạn vật là thực, không thay đổi . Nếu một người gắn bó với nhân cách-bản ngã của mình , thì hành động này cũng sai lầm vì không thể giúp anh ta thoát khỏi bất mãn hay đau khổ. Nếu anh ta tin rằng không có bản ngã, thì cũng sai lầm và vô ích đối với anh ta khi rèn luyện Đạo. Nếu người ta khẳng định vạn vật là đau khổ, thì cũng sai lầm, nếu họ khẳng định vạn vật là hạnh phúc, thì cũng sai lầm. Đức Phật rao giảng Trung đạo vượt khỏi những khái niệm đầy thành kiến này, nơi tính đối ngẫu hợp nhất thành tính chất tổng thể.

ltdhung

ltdhung

(http://lifeartvietnam.wordpress.com/category/d%E1%BB%8Dc-va-suy-ng%E1%BA%ABm/cu%E1%BB%99c-s%E1%BB%91ng/)

Một trong những quyển sách đã có ảnh hưởng sâu đậm trên cách nhìn của tôi về cuộc đời có lẽ là quyển Alexis Zorba (Zorba con người hoan lạc) của Nikos Kazantzakis, một nhà văn hào Hy Lạp. Hồi đó tôi còn là sinh viên, và cũng như nhà trí thức vai chính trong truyện, tôi đọc đi đọc lại bài “Đối thoại giữa đức Phật và gã chăn cừu”.

Gã chăn cừu: - Bữa ăn ta đã sẵn, ta đã vắt xong sữa cừu. Cửa chòi ta đã khóa, lửa ta đã nhóm. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Đức Phật: – Ta không cần thức ăn và sữa uống. Gió là căn chòi của ta, lửa ta đã tắt. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Gã chăn cừu: – Ta có cừu, có bò cái, ta có những cánh đồng ông cha ta để lại, và một con bò đực ấp ủ những con bò cái. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Đức Phật: – Ta không có bò đực, bò cái. Ta không có cánh đồng. Ta không có gì. Ta không sợ gì. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Gã chăn cừu: – Ta có một nàng chăn cừu dễ bảo và trung thành. Từ nhiều năm nay, nàng là vợ của ta, và ta sung sướng chơi đùa buổi tối với nàng. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!

Đức Phật: – Ta có một tâm hồn dễ bảo và tự do. Từ nhiều năm nay ta rèn luyện nó và tập cho nó chơi đùa với ta. Hỡi trời, muốn mưa xuống bao nhiêu cũng được!


Đọc bài này, tôi không tránh khỏi phân vân trong một thời gian khá dài. Tuy ba chục năm đã qua, nhưng câu chuyện vẫn còn lẩn quẩn trong đầu óc tôi và không ngừng trở lại.

Tôi tự hỏi giữa gã chăn cừu và đức Phật, ai là người có lý, ai là người đáng noi gương theo? Ai là người sống thực, ai đã không lãng phí đời mình? Giữa cuộc sống hồn nhiên và con đường hướng thượng, giữa đạo và đời, làm thế nào để lựa chọn?

Và cũng như nhà trí thức trong truyện, tôi đã không tránh khỏi bị giằng co giữa hai nhân vật, hai khuynh hướng có mặt trong chính bản thân mình.

Thoạt tiên, tôi cảm thấy gần gũi với gã chăn cừu hơn, bởi vì cũng như anh chàng Hy Lạp Zorba, cách sống của gã hết sức tự nhiên, tràn đầy nhựa sống, và mang một tính chất rất “người”. Trong khi đó, tuy rằng tôi rất thán phục đức Phật, coi đức Phật như hình ảnh lý tưởng của một con người hoàn mỹ, nhưng tôi cũng cảm thấy mình không thể nào – hay không đủ can đảm – noi gương theo đức Phật. Ở đây Phật xuất hiện trong tầm thước tuyệt đối, vượt lên khỏi loài người, vượt ra ngoài cuộc đời. Và như vậy vượt khỏi tầm tay của con người.

Nhưng rồi tôi lại cảm thấy có một cái gì rất “Thiền’ ở trong cách sống của gã chăn cừu. Bởi vì nhởn nhơ với đàn cừu, nghêu ngao trên đồng nội, đâu có khác gì lối sống của vị thiền sư giữa thiên nhiên:

“Rảnh, ném trái rừng kêu vượn tiếp
Lười, câu cá suối gọi còn tranh”

Đói thì ăn trái cây, khát thì uống nước suối, mệt thì nằm ngủ trên rêu xanh. Không có vấn đề gì. Hạnh phúc sớm chiều một cách thanh thản, tự tại.

Biết đầu cả hai con đường chỉ là một, dù là sống hồn nhiên, theo bản năng tự tính, hay rèn luyện tâm linh tới độ “sắc không”?

Xét cho cùng, có lẽ tất cả bắt đầu từ một ngộ nhận, một ngộ nhận rất thông thường.

Người ta thường nhìn đạo Phật như một con đường “khổ hạnh”, một con đường “xuất thế”. Tu theo đạo Phật, đối với nhiều người, là thoát ly hết, là noi theo gương thái tử Tất Đạt Đa đã từ bỏ ngai vàng và vợ con, để một mình tĩnh tâm tu luyện cho tới khi đạt được Niết Bàn. Đạo Phật thường được coi là đạo “diệt dục”, đạo đòi hỏi ở con người đầy đủ sức mạnh ý chí, để từ bỏ những tình cảm hay kiềm chế những thú tính của mình. Do đó, nhiều Phật tử nhìn đạo Phật như một con đường cao xa không thể với tới được, bởi vì tự biết mình không đủ khả năng – hay không muốn – từ bỏ những sợi dây ràng buộc với thế gian. Họ lên chùa cũng một phần là để sám hối và mua chuộc lại sự kém cỏi của họ, và đồng thời để chiêm ngưỡng các siêu nhân mà họ thán phục nhưng không bao giờ trở thành được, tức là các nhà tu hành…

Nhưng hiểu như vậy là đã quên những lời dậy đầu tiên của đức Phật Thích Ca tại vườn Lộc Uyển:

“Này các tỳ kheo, có hai con đường cực đoan mà con người phải tránh nếu muốn đi tìm giải thoát: đó là con đường chấp chặt vào lạc thú giác quan, và con đường khổ hạnh, ép xác. Như Lai đã tìm được con đường ở giữa, đó là con đường trung đạo đưa tới trí tuệ và giác ngộ”.

Đức Phật là người đã trải qua cả hai giai đoạn giàu sang và khổ hạnh, nên biết rõ hơn ai hết rằng cả hai con đường cực đoan đó đều là ngõ cụt, chỉ có con đường trung đạo mới có khả năng đưa tới giải thoát. Do đó, chúng ta phải bác bỏ hẳn quan điểm sai lầm “đạo Phật là khổ hạnh”. Có lý nào đạo Phật chủ trương diệt khổ lại đi tìm cái khổ thân xác, để trầm mình trong đó và quên đi mục đích ban đầu?

Với những phát triển của giáo lý Đại thừa, đạo Phật càng ngày càng đi sâu vào cuộc sống, cũng như hoa sen mọc sát bùn lầy, và bài học của đức Phật chính là một bài học phổ quát, hướng về tất cả các chúng sinh, để cho tất cả đều áp dụng được trong cuộc sống “bây giờ và tại đây”

Bài học chính yếu của đức Phật là con người phải có ý thức được rằng mình phải tự trách nhiệm lấy mình, và hạnh phúc hay khổ đau chính là tự cái tâm của mình chứ không đâu xa lạ. Khi đã luyện tập tới mức làm chủ được cái tâm của mình rồi thì khung cảnh sống không thành vấn đề. ở đâu lúc bấy giờ cũng là hạnh phúc.

Trong câu chuyện trên, giả sử gã chăn cừu cứ tiếp tục sống hạnh phúc trong căn chòi đơn sơ, bên bếp lửa ấm cúng, với người vợ dễ thương, với đàn cừu, đàn bò dễ bảo, rồi sinh ra một đứa bé kháu khỉnh, thì có gì để nói?

Chỉ có điều cuộc đời thường không đơn giản như vậy. Rồi có thể một ngày kia, căn chòi sẽ cháy, đàn cừu và đàn bò sẽ ốm lăn ra chết và nàng chăn cừu sẽ bỏ gã ra đi. Gã chăn cừu cũng có thể sẽ bê bết rượu chè, rồi tranh giành cướp giật. Hay đâm ra hoảng hốt, thẫn thờ, phẫn chí.

Cái khổ có thể làm chìm đắm con người bất cứ lúc nào.
Và trong sự cùng cực của khổ đau, gã chăn cừu bỗng nhớ tới lời đức Phật: “Tất cả chỉ là ảo tưởng. Phải nhìn thấy sự hư ảo của cuộc đời, mới thấu được lẽ chân Không và đạt được chân hạnh phúc…”

Nghĩ cho cùng, cuộc “đối thoại giữa đức Phật và gã chăn cừu” phải chăng chỉ là một cuộc đối thoại giữa hai khuynh hướng, hai khía cạnh, chung sống trong chính nội tâm mỗi người? Có thể gã chăn cừu tượng trưng cho phần xung đột bản năng (cái ça của Freud), trong khi đức Phật tượng trưng cho phần siêu ngã tâm linh (cái surmoi). Trong mỗi người đều có hai khía cạnh đó, vừa chống đối nhau nhưng cũng vừa bổ túc cho nhau, làm phong phú cho nhau.

Rồi có thể một ngày nào đó, trên con đường đời và đạo, cũng như nhà trí thức trong truyện “Alexis Zorba”, hành giả sẽ tìm thấy sự thanh thản, sự hài hòa giữa tâm hồn và thể xác, giữa siêu ngã và bản năng. Không còn những tranh chấp nhị nguyên nữa.

Chỉ còn lại cái ta đồng nhất, một cái ta tan biến trong cái không ta.

Tháng 2/1996
Nguyên Si

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết