Diễn đàn 12A6-NTB
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn 12A6-NTB

Diễn đàn những người bạn đã từng chung lớp 10,11,12A6 Trường PTTH Nguyễn Thái Bình 1984-1987


You are not connected. Please login or register

Đông Tây Kim Cổ

3 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sun Sep 23, 2012 9:41 pm

nttuyen



TA ĐI ĐÂU RỒI ?
(Trích “Một lời nói cứu cả cuộc đời” - Tri thức Việt)

. Trước đây, trong một huyện nhỏ có một sai nhân trí nhớ rất kém.
. Một lần nọ, anh ta phụ trách áp giải một hòa thượng phạm tội giao quan phủ tra xét. Nhằm đề phòng sơ hở trên đường đi, trước khi đi anh ta kiểm tra người và vật hết một lượt, ghi từng thứ ra giấy, mỗi ngày đều kiểm mấy lượt, xem có sót gì không: bao gói, dù, gông, công văn, hòa thượng, ta. Hòa thượng giảo hoạt không lâu sau biết tỏng anh ta rất ngu ngốc, bèn tìm cơ hội chuốc cho anh ta say trong quán,sau đó lấy trộm chìa khóa mở gông, cạo trọc đầu anh ta và tròng gông vào cổ anh ta, còn mình thì chạy trốn.
. Sáng sớm hôm sau, sai nhân tỉnh dậy, việc đầu tiên là kiểm tra xem có ít đồ hơn không.
- “Bao gói”, sai nhân thét một tiếng, nhìn thấy bao gói trên bàn thì trả lời một tiếng “có”.
- “Dù”, dù ở kế bên bao gói, “có”.
- “Gông”, sai nhân tìm một hồi, phát hiện gông ở trên cổ mình lại trả lời một tiếng là “có” !.
- “Công văn”, sờ trên mình, công văn còn nguyên, thì trả lời tiếp “có”.
- “Hòa thượng”, tệ thật, sai nhân nhìn quanh quất, hòa thượng không còn ở đó nữa, anh ta hốt hoảng, toát mồ hôi, mất phạm nhân không phải chuyện đùa. Sau đó, anh ta mới nhìn thấy cái đầu trọc của mình trong gương mới thở phào một tiếng: “Ơn trời, hòa thượng cũng còn!”.
. Thế là anh ta lại tiếp tục hét: “Ta”. Nhưng, “ta” lại tìm tới tìm lui mà không ra.
. Sai nhân rất mơ hồ: “Mọi thứ đều ở đây, vậy “ta” đi đâu rồi ?”

2Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Sep 08, 2012 2:08 am

nttuyen



VỊ KHÁCH THỨ 100
(Trích “Một lời nói cứu cả cuộc đời”)

. Một bà cụ nghèo nàn cùng đứa cháu đi vào tiệm ăn. Bà nội chỉ kêu một bát canh thịt bò cho đứa cháu. Món ăn tới, bé trai nuốt ực từng miếng canh rồi nói với bà nội: “Bà nội ơi! Bà thật đã ăn cơm trưa rồi chứ ạ?” “Ừ”, bà cụ chậm rãi nuốt miếng cải muối rồi trả lời đứa cháu.

. Ông chủ quán nhìn thấy thế, không đành lòng, bèn tới trước mặt hai bà cháu và nói: “Bà lão ơi, chúc mừng vận may của bà hôm nay, bà là vị khách thứ 100 của chúng tôi, vì thế hôm nay bà được đãi miễn phí”.

. Hơn tháng sau một ngày nọ, ông chủ quán đang lơ đãng đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ bỗng giật mình. Ông thấy bé trai ngồi xổm bên kia đường, mỗi khi nhìn thấy một người khách đi vào trong quán, nó liền đặt một hòn đá nhỏ vào vòng tròn đã vẽ sẳn, thế nhưng giờ cơm trưa trôi qua rất nhanh mà số hòn đá cũng không thấy tới 50.

. Ông chủ quán sốt ruột gọi điện thoại cho khách quen, bà con, bạn bè: “Hôm nay tôi mời canh thịt bò, tới mau đi!”. Khách khứa đông dần, “90,91,…”. Khi hòn đá thứ 99 được bỏ vào vòng tròn, đứa bé vội kéo tay bà nội vào quán.

. “Bà nội ơi, lần này chúng ta là khách mời!” ,bé trai đắc ý nói. Cơm dọn đến trước mặt, bà nội trở thành vị khách thứ 100 và cậu bé ngồi nhai cải muối như bà nội lần trước.

.“Tặng cho cả bé trai kia một chén đi” – bà chủ quán nhìn thấy tình cảnh cầm lòng không đậu, liền nói với chồng.

. “Đứa bé đó đang học đạo lý, không ăn gì nó cũng sẽ no” – ông chủ quán trả lời.

. Bà nội ăn rất ngon và hỏi đứa cháu: “Để lại cho cháu một ít nhé?”. Ai ngờ đứa bé vỗ cái bụng bé xíu khẳng khái nói: “Không cần đâu, bà nội coi, cháu no lắm…”.


----------
Lời bình:
Ý nghĩa chân chính của yêu là :yêu và được yêu, cả hai không thể thiếu đi một.
“Yêu” cũng là một vấn đề cần được giáo dục. Sự giáo dục yêu thương phải được tiến hành ngay từ nhỏ, phải giáo dục trẻ em biết đáp lại tình yêu thương, biết học yêu thương. Ông chủ trong câu chuyện hiểu rất rõ yêu thương cho nên mới giúp đứa bé hoàn thành “báo đáp” yêu thương.

3Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Thu Aug 30, 2012 11:35 pm

nttuyen



TRIẾT LÝ CỦA NGƯỜI BÁN HOA
(Trích “Một lời nói cứu cả cuộc đời”)

. Người bán hoa cho rằng : Hình như hoa màu trắng là rất thơm và hoa màu sắc càng rực rỡ thì càng ít thơm. Kết luận của anh ta là : con người cũng vậy, người càng chất phác đơn giản càng có hương thơm ở trong lòng.

. Người bán hoa cho rằng : Hoa dạ lý hương thực ra ban ngày cũng rất thơm, nhưng ít khi ngửi thấy được. Kết luận của anh ta là : lòng người ban ngày quá xao động cho nên không ngửi thấy mùi thơm của dạ lý hương. Nếu ban ngày chúng ta có thể tĩnh lặng thì sẽ phát hiện dạ lý hương, hoa quế, thất lý hương cũng tỏa hương thơm trong buổi trưa nóng nực.

. Người bán hoa cho rằng : Buổi sáng mua hoa sen nhất định phải chọn những hoa đã nở rộ, kết luận của ông ta là : buổi sáng là thời gian hoa sen nở đẹp nhất, nếu một bông hoa sen không nở buổi sáng thì có thể buổi trưa và buổi tối cũng không nở. Cũng như thế, một người không có chí khí khi còn trẻ thì đến tuổi trung niên hay về già càng khó có ý chí.

. Người bán hoa cho rằng : Bông hoa càng cao quý thì càng dễ tàn tạ. Kết luận của anh ta là : Phải trân trọng tuổi trẻ vì tuổi trẻ là bông hoa quý nhất, dễ tàn tạ nhất !

. Người bán hoa cho rằng : Bông hồng nào cũng có gai, giống như trong cá tính của mỗi người đểu có phần bạn không thể chịu được. Kết luận của ông ta là : bảo vệ một bông hồng hoàn toàn không phải là cố gắng cắt bỏ gai của nó, mà là học cách làm thế nào để không bị gai của nó đâm trúng, cũng như làm sao để gai của mình không làm bị thương người khác.

4Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Fri Sep 30, 2011 11:09 pm

nttuyen



HỌA PHÚC KHÔN LƯỜNG
. Hoài Nam Tử

Một ông lão ở gần cửa ải có con ngựa tự nhiên đi sang nước Hồ mất. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói :
. " Mất ngựa thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu !"
Cách sau mấy tháng, con ngựa về lại quyến thêm được một con ngựa hay nữa. Người quen kẻ thuộc đều đến mừng rỡ. Ông lão nói:
. "Được ngựa thế mà có khi họa cho tôi đấy, biết đâu !"
Từ khi được ngựa hay, con ông lão thích cưỡi, chẳng may ngã què chân. Người quen kẻ thuộc đều đến hỏi thăm. Ông lão nói :
." Con què thế mà phúc cho tôi đấy, biết đâu !"
Sau đó một năm, có loạn giặc Hồ. Nhà vua có lệnh bắt lính đi đánh giặc. Quân lính mười người chết đến chín. Chỉ con ông lão, vì què không phải đi lính, mà cha con vẫn có nhau...

Lời bàn : Họa phúc xoay vần, khó lòng biết được. Trong cái phúc thường có cái họa nấp sẵn ở đấy, trong cái họa thường khi lại có cái phúc nấp sẵn ở đây. Cho nên , đối với sự họa phúc ta không nên vội lấy việc chỉ có một thời mà cho là quyết định hay dở mãi được. Ta chỉ nên, khi gặp phúc, thì thao thủ cẩn thận, đừng có kiêu sa phóng túng, may mà giữ được phúc lâu dài; khi gặp họa thì tu tỉnh lấy thân, đừng có ngã lòng, đừng có oán trách, may mà qua được họa lại gặp phúc chăng .

(Trích Cổ học tinh hoa)

5Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Wed Jun 08, 2011 10:11 pm

nttuyen



. "Mừng, giận, buồn, vui chưa phát ra thì giữ được "Trung" vì tâm chưa thiên lệch bên nào. Mừng, giận, buồn, vui phát ra vừa phải thì giữ được "Hòa" . Trung là cái gốc lớn của mọi biến thiên trong thiên hạ. Hòa là cái đường chính cho sự thành đạt trong thiên hạ. Nếu tới được cực điểm của Trung , Hòa thì trời đất sẽ có ngôi thứ phân minh, vạn vật sẽ sinh nở điều hòa".
- TRUNG DUNG -

6Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Tue May 24, 2011 11:48 pm

nttuyen



TRỒNG KHÓ , NHỔ DỄ
. Bách Tử Toàn Thư

Điền Nhu được vua nước Ngụy tin dùng.
Huệ Tử bảo Điền Nhu :
- Ngươi phải khéo ăn ở với cận thần nhà vua mới được. Này xem như cây dương, trồng ngang cũng mọc, trồng ngược cũng mọc, bẻ cành mà trồng cũng mọc. Giả sử mười người trồng cây dương, một người nhổ lên thì không cây dương nào sống được. Thế cho nên, nhiều đến mười người trồng thứ cây dễ mọc cũng không lại được với một người nhổ cây là tại làm sao ? - Là tại trồng thì khó mà nhổ thì dễ. Nay ngươi muốn được vua tin dùng lâu dài, nhưng có nhiều người muốn bỏ ngươi thì ngươi nguy mất.

( Trích Cổ Học tinh hoa )

7Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sun May 22, 2011 12:23 am

nttuyen



BÀI TRÂM CỦA NGƯỜI LÀM QUAN
. Trương Động Sơ

1. Sĩ, đại phu nên vì đời mình mà tiếc danh, không nên vì đời mình mà mua danh.
. Có học thức, chuộng khí tiết, thủ giữ (lấy hay cho) phải cẩn thận, uy nghi phải trang trọng, ấy thế là tiếc danh.
. Tâng bốc lẫn nhau, a dua những kẻ quyền quý, làm ra kiểu cách khác thường, lờ mờ hai mặt, ấy thế là mua danh.
Người tiếc danh thì yên lặng mà hay, kẻ mua danh thì rực rỡ mà dở.

2. Sĩ, đại phu nên vì con cháu gây phúc, không nên vì con cháu cầu phúc
. Nghiêm giữ phép nhà, chuộng sự tiết kiệm, chất phác, dạy cho chúng biết chữ, cho chúng có nghề, chứa nhiều âm đức, ấy thế là gây phúc.
. Mua nhiều cửa nhà, ruộng đất, giao kết với những người quyền thế, tranh lợi nhỏ mọn với dân,, mua công danh cho con cháu, ấy thế là cầu phúc.
Người gây phúc thì thanh đạm mà lâu dài, kẻ cầu phúc thì nồng nàn mà ngắn ngủi.

3. Sĩ, đại phu nên vì một nhà mà dùng của, không nên vì một nhà mà hại của.
. Giúp cho họ hàng, làng nước, tiêu rộng rãi về việc học, cứu kẻ khốn cùng, chăm làm việc nghĩa, ấy thế là dùng của.
. Ăn mặc hoang, xướng hát nhiều, yến hội luôn, tụ tập lắm đồ châu báu, ấy thế là hại của.
Người biết dùng của tuy thiệt mà vẫn có thừa, kẻ không biết dùng của tuy thừa mà vẫn thiếu.

4. Sĩ, đại phu nên vì thiên hạ nuôi thân, không nên vì thiên hạ tiếc thân
. Bớt thị dục, giảm lo phiền, ít phẫn nộ, tiết ẩm thực, ấy thế là nuôi thân.
. So kè lợi hại, xa tránh khó nhọc,tham quyền cố vị, chỉ chăm chăm việc vợ con, nhà cửa, ấy thế là tiếc thân.
Người nuôi thân thì im lặng mà to, kẻ tiếc thân thì thỏa thuê mà nhỏ.

( Trích Cổ học tinh hoa )

8Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Tue May 10, 2011 11:01 pm

nttuyen



. Hãy yêu và tôn trọng quyền lợi cũng như phẩm giá của người khác, cho dù họ là ai hay làm gì : chung cuộc ta chỉ cần có thế.
Chừng nào ta còn thực hành những điều này trong đời sống thường nhật, thì dù ta có học hay vô học, dù ta tin Phật hay kính Chúa, hay theo tôn giáo khác hay vô đạo, chừng nào ta còn biết cảm thông và hiểu rõ trách nhiệm của mình là phải tự chế, thì chắc chắn ta sẽ được hạnh phúc.


( Đức Dalai Lama thứ 14 )

9Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Mon May 09, 2011 12:01 am

nttuyen



BA CON RẬN KIỆN NHAU
( Hàn Phi Tử - Cổ học tinh hoa)

Ba con rận hút máu một con lợn, tranh ăn, đem nhau đi kiện. Một con rận khác gặp, hỏi :
- Ba anh kiện nhau về việc gì thế ?
Ba con rận đáp :
- Chúng tôi kiện nhau vì tranh nhau một chỗ đất màu mỡ .
Con rận kia nói :
- Tôi tưởng các anh chẳng nên tranh lẫn nhau thế làm gì. Các anh chỉ nên lo đến con dao của người đồ tể giết lợn, ngọn lửa của bó rơm thui lợn mà thôi.
Ba con rận nghe ra, biết là dại, thôi không đi kiện nữa, cùng nhau quần tụ , làm ăn với nhau, dù no, dù đói cũng không bỏ nhau. Con lợn thành ra mỗi ngày một gầy gò, người ta không làm thịt cứ để nuôi, ba con rận nhờ thế mà no đủ mãi.

10Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Thu Oct 07, 2010 1:22 am

nttuyen



BÀI NỮ HUẤN CỦA THÁI UNG

. Tâm hồn con người cũng như bộ mặt của con người, vì vậy cần phải chăm chút làm đẹp nó. Nếu một ngày không rửa mặt, thì bụi bặm sẽ bám đầy; nếu tâm hồn một ngày không nghĩ đến điều thiện, thì ý nghĩ tà ác sẽ len lõi vào. Con người nếu chỉ biết trang điểm cho gương mặt của mình mà không biết làm đẹp cho tâm hồn mình, thì thật là hồ đồ! Gương mặt mà không trang điểm , thì ngay đến cả kẻ ngu đần cũng biết chê là xấu; tâm hồn mà không tu dưỡng, thì sẽ bị người hiền cho là ác. Bị kẻ ngu cho là xấu thì còn có thể tha thứ được, chứ bị người hiền cho là ác thì làm sao có chỗ dung thân trong thiên hạ? Vì vậy, lúc con soi gương rửa mặt, thì phải nghĩ đến sự trong sạch của tâm hồn; lúc bôi son, phải nghĩ đến sự dịu dàng của tâm hồn; lúc con thoa phấn, thì phải nghĩ đến sự tươi sáng của tâm hồn; lúc gội đầu, phải nghĩ đến nét hiền hòa của tâm hồn; khi cầm lược chải đầu, phải nghĩ đến sự mạch lạc của tâm hồn; khi tếch tóc, phải nghĩ đến sự ngay thẳng của tâm hồn; và khi sửa tóc mai, phải nghĩ đến sự nghiêm túc của tâm hồn.

(Nghiêm Khả Quân : Toàn Hán văn )
-------------

Thái Ung (132-192) , tự là Bá Hài, nhà văn, nhà thư pháp nổi tiến thời Đông Hán. Bài Nữ huấn này là bài văn Thái Ung viết để răn dạy con gái mình là Thái Diễm. Không phụ lời cha dạy, Thái Diễm đã trở thành một nữ tài tử học rộng biết nhiều hiếm có trong lịch sử Trung quốc.

11Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Tue Feb 02, 2010 12:39 am

nttuyen



Like a Star @ heaven Có phúc không nên hưởng hết, phúc hết thì thân sẽ nghèo nàn.
. Có thế lực chớ nên dựa hết, thế hết sẽ gặp oan trái.
. Cho nên có phúc thì phải tiếc, có thế thì phải nhún


- Trương Vô Tận
-

12Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Thu Jan 07, 2010 8:50 pm

nttuyen



CHỌN NGƯỜI RỒI SAU HÃY GẦY DỰNG

. Dương Hổ làm tướng nước Vệ, phải tội, chạy trốn sang nước Tần, vào yết kiến Triệu Giản Tử, nói rằng :
- Từ nay trở đi, ta nhất quyết không gầy dựng cho ai nữa.
. Triệu Giản Tử hỏi : “Vì cớ gì mà ông lại nói thế ?”
. Dương Hổ nói : “Khi tôi ở nước tôi, các quan hầu cận nhà vua, tôi gầy dựng cho quá nữa; các quan ở triều đình, tôi cũng gầy dựng cho quá nữa; đến cả các quan ở biên thùy tôi cũng đã gầy dựng cho. Thế mà bây giờ các quan hầu cận nhà vua thì dèm pha tôi, các quan ở trều đình thì đem pháp luật trị tôi, các quan biên thùy thì dùng binh khí uy hiếp tôi. Thế cho nên từ nay trở đi, tôi nhất quyết không gầy dựng cho ai nữa.”
. Triệu Giản Tử bảo: “ Ông nói câu ấy thì nhầm. Ai trồng cây đào, cây mận thì mùa hè được bóng mát nghỉ ngơi, mùa thu được quả ngon ăn. Ai trồng cây tật lê thì mùa hè không có bóng mát, mùa thu chỉ được những chông gai. Cứ như vậy, thì có phải tại do cây mình trồng lúc trước không ? Nay ông sở dĩ đến nỗi thế, là vì ông toàn gầy dựng cho những kẻ không ra gì. Cho nên người quân tử phải chọn người trước, rồi sau mới gầy dựng” .

( Hàn Thi Ngoại Truyện )

13Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Fri Dec 25, 2009 11:46 pm

nttuyen



TỬ LỘ THỤ GIÁO

. Khổng Tử hỏi Tử Lộ rằng : “Con thích gì ?”
. Tử Lộ đáp: “Thưa thầy, con thích kiếm dài”.
. Khổng Tử nói : “Ta không hỏi con về cái đó. Ta muốn nói là dựa vào tài năng của con, lại thêm sự chăm chỉ đọc sách học hỏi, thì còn ai có thể theo kịp nữa !”.
. Tử Lộ hỏi lại: “ Đọc sách, học hỏi cũng có ích ư ?”
. Khổng Tử đáp : “Bậc quân chủ nếu không có bề tôi chính trực dám căn ngăn, thì trị nước tất sẽ phạm sai lầm; kẻ sĩ nếu không có người bạn có thể khuyên nhủ mình, thì phẩm hạnh tất sẽ có khiếm khuyết. Điều khiển con ngựa hăng, không thể vứt bỏ roi ngựa, khi bắn cung, không thể rời cái chỉnh cung. Gỗ đo bằng dây mực rồi mới cưa, thì sẽ trở nên thẳng; con người tiếp thu những lời khuyên răn uốn nắn, thì sẽ trở nên nổi trội hơn người. Mong muốn học tập, năng học hỏi, cớ sao không thành công ? Chà đạp lên nhân nghĩa, ghét bỏ người hiền, thì chẳng cách xa việc phạm tôi chịu hình là mấy. Bởi vậy, người có đạo đức không thể không học” .
. Tử Lộ lại hỏi: “ Cây tre mọc ở Nam sơn, không nhờ vào sức người, mà tự nó vẫn thẳng, chặt xuống vót thành tên, khi bắn, vẫn có thể xuyên qua áp giáp làm bằng da tê giác. Từ đó suy ra, hà tất phải học ?”
. Khổng Tử trả lời : “Nếu như vót thêm cái đuôi tên, cắm thêm lông vũ vào, rồi lắp thêm mũi tên bằng kim loại, rồi mài cho thật sắc, thì có phải là tên cắm càng sâu không ?”
. Tử Lộ bái lạy thầy rồi nói : “Thưa thầy, con đã nhớ lời chỉ dạy của thầy”.

(Lưu Hướng : Thuyết Uyển – Kiến bản )

14Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Mon Nov 16, 2009 11:39 pm

nttuyen



Like a Star @ heaven " Chúng ta vẫn thường được giáo dục rằng - đừng sống hoàn toàn vì bản thân mà hãy vì những người khác nữa. Đừng dính chặt vào cái tôi của mình, bởi vì nó sẽ trở thành một nhà tù không lối thoát, nhưng ta cũng chẳng thể làm được gì khi không biết thương yêu và tôn trọng bản thân " - Barbara Ward


-------------

15Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Nov 14, 2009 1:09 am

nttuyen



. Khổng Tử nói : “Cung kính mà không biết lễ thì khó nhọc. Cẩn thận mà không biết lễ thì thành ra sợ hãi. Dũng cảm mà không biết lễ thì xảy ra loạn nghịch. Ngay thẳng mà không biết lễ thì rất dễ mắc bệnh nóng nảy.”

Lời bình :
Theo quan niệm của Khổng Tử, lễ là tiêu chuẩn cao nhất của đạo đức . Khổng Tử nói về cung kính, thận trọng, dũng cảm, ngay thẳng (cung, thận, dũng, trực), đều lấy lễ làm chuẩn tắc, làm thước đo. Nhân là thế giới tinh thần, lễ là hành vi cụ thể. Có nội tâm rồi mới có lễ nghiã, có lễ nghĩa mới giúp cho cung kính, thận trọng, dũng cảm, trung thực đạt đến mức độ hài hoà theo đạo trung dung. Nếu không có lễ nghĩa thì nhân tâm dù ở bất cứ dạng thức nào cũng không phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức.
. Khổng Tử vạch ra bốn giới hạn :
*/ Giới hạn giữa cung kính và khó nhọc : Đối với người, nếu giữ cung kính, kính trọng là tốt. Nhưng nếu cung kính quá mức lễ nghi cần thiết sẽ xảy ra khó nhọc mà không được công cán gì.
*/ Giới hạn giữa cẩn thận và sợ hãi :
Gặp việc phải cẩn thận là đúng. Nhưng cẩn thận quá mức sẽ sinh ra rụt rè, yếu đuối, để mất thời cơ.
*/ Giới hạn giữa dũng cảm với loạn nghịch : Xử thế dũng cảm là hành vi cao thượng. Nhưng không phân rõ trắng đen, chỉ biết dựa vào dũng khí để xử sự, vượt quá cả quy định cho phép thì dễ sinh ra làm bậy, làm loạn, dễ trở thành kẻ phản nghịch.
*/ Giới hạn giữa ngay thẳng với nóng nảy : Đối với người, thẳng thắn trung thực là tốt. Nhưng nếu vi phạm lễ, cứ một mực ngay thẳng, nói tới nói lui, không tuỳ lúc, tuỳ chỗ, tuỳ người thì dễ sinh ra khắc khe, khắc bạc, tàn nhẫn vô tình. Chân lý nếu đi quá một bước sẽ trở thành sai lầm. Về luân lý học cũng vậy, một hành vi đạo đức đúng đắn , nếu đi quá một bước cũng sẽ trở thành hoang đường, vô nghĩa.
. Đễ tránh vượt qua bốn giới hạn ấy, người ta phải biết lễ, tuân theo đạo trung dung mà giữ được mức trung. Như thế hẳn tránh được hoạ.

( Trích Luận Ngữ - Tứ Thư )

16Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Oct 17, 2009 10:47 pm

nttuyen



Like a Star @ heaven Nếu biết đem tư tưởng mà bao quát cả vụ trụ.
. Nếu biết nghĩ đến cái thời gian thiên cố vô cùng tận.
. Nếu biết xét đến mọi vật biến thiên mau chóng là dường nào; xét từng phần một; từ khi sanh ra đến khi chết ngắn ngủi dường nào; mà cái thời gian trước khi sanh ra với cái thời gian sau khi diệt đi - bát ngát, mênh mông, không bờ bến...
. Nếu biết thế, thời khỏi đuợc lắm nỗi phiền lòng vô ích vì những danh lợi cỏn con : biết thế thì cuộc đời sẽ đuợc thảnh thơi, yên tĩnh.

- Marc Aurèle -

17Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Tue Sep 15, 2009 9:21 pm

nttuyen



“ Cuộc đời là bọt nước. Chỉ có hai điều như đá tảng: tử tế khi người khác lâm hoạn nạn và can đảm trong hoạn nạn của chính mình”

- A. Gordon -


---------------

18Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Fri Sep 11, 2009 11:00 pm

nttuyen



Like a Star @ heaven Tử Du nói : "Phụng thờ vua, nếu chỉ biết luôn luôn can gián vua thì sẽ chuốc lấy nhục nhã. Đối đãi với bè bạn, nếu cứ luôn luôn góp ý kiến cho bạn thì bạn sẽ xa mình" .

Lời bình:
Khổng Tử xử sự rất thực tế, rất có tình người. Câu nói của Tử Du được Khổng Tử chấp nhận, trở thành đại biểu cho quan điểm của Khổng Tử.
. Con người ta không thể đánh giá con người quá thấp, nghe một câu nói không đúng là chì chiết giảng đạo lý, thậm chí là không cùng quan hệ với nhau.
. Con người ta không thể đánh giá con người quá cao, cho rằng họ nói gì cũng đúng, có thể mãi mãi giao hảo với nhau không thể xa nhau được.
. Làm bề tôi thì chức phận can gián vua là cần thiết, nhưng nếu không xét đến hoàn cảnh, xét đến những điều đáng khuyên can, mà vấn đề gì cũng can gián, chỗ nào cũng đưa ra góp ý kiến của mình, cố chấp, đơn độc, thì nhất định gặp phải tai hoạ. Góp ý cho bạn bè với sự chân thành là điều đáng quý, nhưng nếu một khi nhấn mạnh ý kiến của mình, cưỡng ép bạn bè, can thiệp thô bạo vào ý nghĩ riêng tư của bạn thì tất sẽ dẫn đến sự xa nhau.
. Làm bề tôi cũng vậy, làm bạn bè cũng vậy, phải biết lời nào đáng nói, lời nào không đáng nói, nói đến mức độ nào. Bởi vì, phàm nói nhiều thì lời nói không quý mà người nghe cũng chán. Người ta nên nắm được điều đó, nhưng thực hiện thật không dễ dàng.

(Trích "Tứ Thư" )
------------

19Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Thu Aug 27, 2009 12:46 am

nttuyen



Like a Star @ heaven . Hết thảy mọi việc, việc gì cũng có tình hình thực sự, làm thì làm thực sự, chớ vụ hư danh.
. Hết thảy mọi câu nói, câu nào cũng có điểm mầu nhiệm. Nói thì nói cho ra nói, chớ có vọng ngôn.
. Hết thảy mọi vật, mỗi vật đều có một lý rất phải. Nếu không hiểu rõ lý ấy thì nhận xét dễ sai lầm mà thành mê muội.
. Hết thảy mọi người, mỗi người ta có một cách để cư xử, đối phó. Nếu không biết xử thì dễ sinh ra bất hoà rồi chán ghét nhau.
. Người ta đi học cần cái gì ? Chỉ cần học làm cho có sự thật, học nói cho khỏi vọng ngôn, học biết mọi vật cho tinh, học xử với mọi người cho phải... . Học chỉ học thế thôi. Không chỗ nào không phải là chỗ học, không lúc nào không phải là lúc học, không tâm niệm nào không phải là tâm niệm để học. Cố học cho được hiểu trọn vẹn, chớ hiểu dở dang; cố học cho kỳ được, học đến nơi đến chốn, chớ có tự mãn tự túc. Thế mới đáng gọi là người học giả.

(Trích "Cổ học tinh hoa" - Khuyết danh )

nttuyen



. Một vị thiền sư tu hành ở trong núi. Một đêm dưới ánh trăng sáng vằng vặc, sau khi đi tản bộ trên một con đường nhỏ trong rừng, ông quay về ngôi nhà tranh của mình, thì thấy một tên trộm đang sục sạo. Sợ làm kinh động, ông đứng ngoài cửa chờ đợi...
Tên trộm sau khi không tìm thấy vật gì đáng giá, liền quay ra và gặp ngay thiền sư ở cửa. Đang lúc hắn hoảng hốt chưa biết làm gì thì thiền sư lên tiếng : Anh từ nơi xa xôi, đến theo đường núi thăm tôi, không thể nào để anh tay không trở về ! Nói rồi, ông cởi áo ngoài đang mặc trên người, khoác lên vai tên trộm và nói : Vào đêm trời lạnh, anh hãy mặc chiếc áo này mà về !
Tên trộm không nói được lời nào , cúi đầu chuồn đi.
. Nhìn theo bóng tên trộm, thiền sư cảm khái : Hỡi con người đáng thương kia, mong rằng tôi có thể gửi cho anh một vầng trăng sáng.
. Hôm sau, mặt trời ấm áp từ từ mọc lên. Thiền sư vừa mở mắt đã thấy chiếc áo ngoài khoác cho tên trộm tối qua được gấp ngay ngắn để ở trước cửa. Ông vô cùng phấn khởi, lẩm bẩm nói : Đúng là ta đã gửi cho anh ta một vầng trăng sáng !


---------

. Trích đăng nhân tháng Bảy AL - và là bài thứ 1000 của F.
(đúng không hai bác IT ?)

21Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Wed Aug 12, 2009 1:37 am

nttuyen



Like a Star @ heaven Biết yêu kẻ xúc phạm mình, đó là hạnh phúc của người quân tử. Muốn được như vậy phải biết nghĩ rằng : Những kẻ ấy là họ hàng thân thích mình, những kẻ ấy phạm lỗi là vì không biết, chớ không phải cố ý; những kẻ ấy chẳng bao lâu rồi cũng cùng với ta mà chết cả. Mà nhất là những kẻ ấy không làm thiệt hại cho mình chút gì bởi họ không từng làm cho tâm tính mình hư đi được.


- Marc Aurèle -

22Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Tue Jul 21, 2009 12:49 am

nttuyen



Like a Star @ heaven Khổng Tử nói : " Lúc mười lăm tuổi, ta đã để chí nỗ lực học tập. Ba mươi tuổi đã xác định được chí hướng. Bốn mươi tuổi đã hiểu được sự lý, không còn bị mê hoặc. Năm mươi tuổi đã hiểu được mệnh trời. Sáu mươi tuổi nghe người khác nói đều thuận tai cả. Bảy mươi tuổi đã có thể theo lòng muốn nhưng không hề vượt ra ngoài khuôn phép".

--------

Lời bình: Đây là câu nói nổi tiếng trong Luận Ngữ, là sự trải nghiệm và tổng kết của Khổng Tử, khắc hoạ chân thực một đời trải qua bao sương gió, vất vả, gian nan của ông và trở thành triết học nhân sinh, kinh điển của phái Nho gia.
Khổng Tử khái quát cuộc đời mình rồi phân ra sáu giai đoạn.

. Giai đoạn thứ nhất - Lúc mười lăm tuổi bắt đầu có chí nỗ lực học tập : Chí là sự đam mê ham muốn, là mục tiêu phấn đấu. Chỉ có xác định được chí mới có thể lúc nào cũng tâm niệm vào mục tiêu đó, phấn đấu không mệt mỏi. Mười lăm tuổi, Khổng Tử bắt đầu có chí học tập đạo của thánh hiền, đạo của tiên vương. Đó là nền tảng để Khổng Tử học tập cả đời không mệt mỏi.

. Giai đoạn thứ hai - Ba mươi tuổi xác định được chí hướng : Có lập được hướng mới có thể kiên trì, không mệt mỏi. Có người lập được hướng nhưng không bền chí, hôm nay theo đuổi cái này, mai theo đuổi cái khác, kết cục là ngày tháng trôi qua không đạt được gì cả.Chỉ có xác đinh được chí và hướng, kiên trì lâu dài mới đạt được mục đích cuối cùng.

. Giai đoạn thứ ba - Bốn mươi tuổi đã hiểu được sự lý, không còn bị mê hoặc : Càng đến tuổi trung niên, sự đời đã từng trải, đương nhiên đã có cách nhìn đối với sự vật, nên không còn bị mê hoặc bởi bên ngoài, tức là không còn hồ đồ, không còn bàng hoàng do dự nữa. Từ đó đầu óc đã tỉnh táo, ý chí đã kiên định, chỉ có dũng cảm tiến lên chứ không chịu quay đầu.

. Giai đoạn thứ tư - Năm mươi tuổi đã hiểu được mệnh trời : Mệnh trời là quy luật vận hành của trời đất, của vạn sự vạn vật, là quy luật khách quan, tính tất nhiên của sự vật. Nắm bắt được mệnh trời tức là hiểu được tính tất nhiên, tức là biết thuận theo trào lưu, thuận theo đại cục.

. Giai đoạn thứ năm - Sáu mươi tuổi nghe người khác nói đều thuận tai : Người khi còn non trẻ, va chạm ít, chưa từng trải nhiều, thiếu kinh nghiệm sống nên nhìn thấy hay nghe cái gì khác đi đều không thấy thuận mắt lọt tai, không ưng ý, không thoải mái. Tuổi đã qua sáu mươi nhìn cái gì cũng thấy thuận mắt, nghe cái gì cũng thấy thuận tai. Chỉ có những người đã trải qua nhiều biến cố trong đời mới có được kinh nghiệm xử thế phong phú, chủ động tự kiềm chế, để có thể nhìn đời lúc nào cũng thấy thuận mắt, thuận tai.

. Giai đoạn thứ sáu - Bảy mươi tuổi theo lòng muốn nhưng không hề vượt ra ngoài khuôn phép : Bảy mươi tuổi là tuổi "cổ lai hy" xưa nay hiếm, nhìn nhận sự đời đã thực sự chín muồi, nên lòng muốn như thế nào là có thể làm được như thế ấy - làm việc gì cũng không vượt quá sự lý của nó, không vượt quá quy tắc, quy phạm của xã hội.

Lịch trình nhận thức, tư tưởng của con người là không ngừng vươn lên. Con người không chỉ dừng lại ở một trình độ, mà không ngừng đột phá, không ngừng tiến bộ, phấn đấu để đạt đến trình độ mới. Vì vậy câu nói trên của Khổng Tử đã trở thành triết lý nhân sinh.

----------
( Trích chương Vi chính - Luận Ngữ - Tứ Thư )

23Đông Tây Kim Cổ Empty Giáo Tử Ngữ của Gia Di Wed Jul 15, 2009 11:34 pm

nttuyen



Like a Star @ heaven Trong cuộc sống con người, chẳng có niềm vui nào bằng niềm vui được học hành, chẳng có việc gì quan trọng hơn việc dạy con.

. Giữa cha và con, không được sa vào chỗ nuông chiều quá, phải nghiêm khắc quản lý con từ nhỏ, dùng Lễ để yêu cầu nó trong mọi việc. Làm như vậy thì sau khi con lớn lên, sẽ không hối hận vì con hư.
. Có năm điều để dạy con : Dẫn dắt tính tình của con, Mở rộng chí hướng của con, Bồi dưỡng tài năng của con, Động viên khí thế của con và Uốn nắn sai lầm của con. Cả năm điều đó thiên lệch hoặc bỏ điều nào cũng không được.
. Dạy con cũng như trồng cây chi lan vậy : Tích tụ học vấn để nuôi cấy nó, Tích tụ việc thiện để tưới nhuần nó.
. Đối với con em của người khác thì chỉ có thể cho nó thấy cái đức, chứ không thể cho nó thấy cái lợi lộc.
. Người giàu dạy con, cần phải coi trọng đạo đức; người nghèo dạy con, cần giữ vững khí tiết, không làm việc phi lễ.
. Con em mình có hiền tài hay không phụ thuộc vào nổ lực chủ quan của từng người; còn tương lai của chúng phú quý hay bần hàn lại do điều kiện khách quan. Người đời thường không nghĩ tới mặt chủ quan mà lại lo buồn vì mặt khách quan, lẽ nào lại không phải là sai lầm chăng ?
. Tất cả những điều mà người có học làm đều không giống những thói dung tục của đời thường, phải giữ khí tiết cao thượng đó để làm gương cho hậu thế.
. Người có học cần nắm chắc việc giáo dục con em, không được để cho chúng mất đi cái thú học hành.
. Mạnh Tử coi lười biếng là một biểu hiện xấu, con cháu đời sau mà chỉ biết vui chơi, không biết đến học hành, lẽ nào lại không cảm thấy xấu hổ ?


( Trích Giới tử thông lục - Gia Di)

-----------

24Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Wed Jul 15, 2009 10:58 pm

nttuyen



Like a Star @ heaven Khổng Tử nói : " Ba người cùng đi với nhau, trong hai người thế nào cũng có một người đáng làm thầy ta. Ta chọn điều tốt để học theo, còn điều không tốt thì biết để sửa chữa"
. Đây là câu nối rất nổi tiếng. Bạn bè với nhau, mỗi người đều có ưu điểm, nhược điểm riêng. Lão Tử có nói : người thiện là thầy giáo của người bất thiện, người bất thiện là người cung cấp nêu ra giáo huấn kinh nghiệm cho người thiện, người bất thiện là vốn liếng của người thiện. Vì vậy trong cuộc sống phải học cả điều hay, phải biết cả điều dở để giữ mình.
( Trích Tứ thư)
--------

25Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Tue Jul 07, 2009 12:15 am

nttuyen



Like a Star @ heaven . Trong thiên hạ có hai cái khó : lên trời khó, mà cầu cậy nhờ vả người càng khó hơn.
. Trong thiên hạ có hai cái đắng : hoàng liên đắng, mà nghèo kiết khốn cùng càng đắng hơn.
. Nhân gian có hai cái mỏng : giá mùa xuân mỏng, mà thói đời càng mỏng hơn.
. Nhân gian có hai cái hiểm : sông núi hiểm, mà lòng người càng hiểm hơn .

Biết được cái khó, chịu được cái đắng, quen được cái mỏng, dò được cái hiểm mới có thể ở đời được.

- Tiền Hạc Than -

-------

26Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Jul 04, 2009 1:03 am

nttuyen




Like a Star @ heaven Anh phải có một đời sống riêng biệt của mình
và nếu anh muốn được tự do, muốn được hạnh phúc
thì anh phải tự tìm lấy, không ai làm thế cho anh được .

- Baden Power -

27Đông Tây Kim Cổ Empty Tứ Thư (Trích) Sat Jul 04, 2009 12:46 am

nttuyen



(Khổng Tử)
" 1. Đạo học lớn cốt để biết phát huy đức sáng, đức tốt đẹp của con người, đổi mới khiến lòng dân bỏ cũ theo mới, bỏ ác theo thiện, khiến mọi người đạt đến mức độ đạo đức hoàn thiện nhất. Có hiểu được phải đạt đến mức độ hoàn thiện nhất thì mới kiên định chí hướng. Chí hướng kiên định rồi, tâm mới yên tĩnh. Tâm yên tĩnh rồi, lòng mới ổn định. Lòng ổn định rồi, suy nghĩ sự việc mới có thể chu toàn. Suy nghĩ sự việc chu toàn rồi, mới có thể xử lý, giải quyết công việc được thoả đáng.
Vạn vật đều có đầu đuôi, có gốc ngọn. Vạn sự đều có bắt đầu và kết thúc. Biết làm cái gì trước, cái gì sau, tức là đã tiếp cận với nguyên tắc của đạo rồi.

2. Thời cổ đại, phàm những thánh nhân muốn phát huy tính thiện của con người đến khắp thiên hạ, trước hết phải lãnh đạo tốt bang mình, nước mình.
. Muốn lãnh đạo tốt nước mình, bang mình, truớc hết cần chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc của mình.
. Muốn chỉnh đốn tốt gia đình, gia tộc của mình, trước hết phải tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình.
. Muốn tu dưỡng tốt phẩm đức bản thân mình, trước hết phải làm cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính. Muốn cho tâm tư mình ngay thẳng, đoan chính, trước hết phải có ý nghĩ thành thật. Muốn có ý nghĩ thành thật, trước hết phải có nhận thức đúng đắn. Mà con đường nhận thức đúng đắn chính là nghiên cứu đến nơi đến chốn, lĩnh hội được cái nguyên lý của sự vật.

(Trình Di - Chu Hy diễn giải bổ sung "cách vật trí tri" )

. Muốn có nhận thức đúng đắn thì cốt lõi là ở chổ "cách vật trí tri", tức là nghiên cứu để hiểu rõ lý tận cùng của sự vật. Muốn có nhận thức đúng đắn với bất kỳ sự vật nào, phải tiếp xúc với sự vật để nghiên cứu kỹ cả bên ngoài lẫn bên trong của sự vật, bản chất của sự vật, điều kiện khách quan, chủ quan của sự vật phát sinh, phát triển, tồn tại và diệt vong.
. Nói chung trí tuệ con người rất cao siêu, không có ai không có năng lực nhận biết, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi, còn vạn vật trong thiên hạ không có cái nào không bao hàm cái lý của nó. Chỉ vì chúng ta đối với sự vật , chưa nghiên cứu hết điều tận cùng, cho nên nhận thức chưa đầy đủ đó thôi.
Cho nên sách Đại Học ( - ý nói phần Đại Học, một trong bốn phần của Tứ Thư) , trước hết yêu cầu các học giả khi tiếp xúc với bất cứ sự vật gì trong thiên hạ, phải căn cứ vào cái lý mình đã nhận thức được sự vật đó, để tiếp tục nghiên cứu cái lý tận cùng của sự vật, để đạt đến đỉnh điểm của nhận thức.
. Nếu chúng ta bỏ đúng công sức, kiên trì như vậy, thì sẽ có một ngày ta thông hiểu hết cái sâu kín bên trong lẫn cái hiển hiện bên ngoài của sự vật, từ tinh vi đến thô thiển, không có chỗ nào mà không biết đuợc một cách cặn kẽ. Đến lúc đó nhận thức của chúng ta về tổng thể, về khái quát, về vận dụng cụ thể sẽ không có chỗ nào không rõ. Đây gọi là "cách vật trí tri", tức là nhờ phân tích mổ xẻ nên đã hiểu hết lý tận cùng của sự vật. Như vậy gọi là đã đạt đỉnh điểm về nhận thức.


--------



.

28Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Jun 27, 2009 11:06 pm

nttuyen



Like a Star @ heaven . Thầy Nhan Uyên hỏi Đức Khổng Tử :"Hồi này, muốn nghèo mà cũng được như giàu; hèn mà cũng được như sang; không phải khoẻ mà có oai, chơi bời với người ta suốt đời mà không lo sợ gì, muốn như vậy , có nên không ?"
Đức Khổng Tử nói :
" Ngươi hỏi thế phải lắm. Nghèo, mà muốn cũng như giàu, thế là biết bằng lòng với số phận, không ham mê gì. Hèn, mà muốn cũng được như sang, thế là biết nhún nhường và có lễ độ. Không khoẻ, mà muốn có oai, thế là biết thận trọng, cung kính, không lầm lỗi gì. Chơi bời với mọi người mà muốn suốt đời không lo sợ, thế là chọn lời rồi mới nói".

(Trích "Khổng Tử tập ngữ")


--------

29Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Jun 27, 2009 12:57 am

nttuyen



Like a Star @ heaven Con mắt lành thì vật gì cũng trông thấy được, chớ không thể nói :" Tôi chỉ trông thấy một sắc xanh thôi", vì thế là con mắt mình đã hư đi rồi vậy. Cái tai lành, cái mũi lành cũng phải nghe được mọi tiếng, ngửi được mọi mùi. Tì vị tốt thì đồ ăn nào cũng phải tiêu được, như cái cối xay lúa, thứ lúa nào cũng phải xay được.
Vậy thời, cái óc thông minh, bao giờ cũng sẳn sàng tiếp nhận lấy các sự vật xảy ra.
Chớ cái óc chỉ biết nguyện :"Ứớc gì con cái ta sống được lâu". "Ước sao cho việc gì ta làm cũng được thiên hạ khen", thời có khác gì con mắt chỉ muốn thấy sắc xanh, cái răng chỉ muốn nhai vật mềm mà thôi đâu ?

(Marc Aurèle)

-----

30Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Fri Jun 26, 2009 12:34 am

dtnghia

dtnghia

Tui không dám độn vào đây nhưng không thấy ai hết nên 'cóp' bài này cho vui, làm ơn coi như mục "thư giãn" nha:

Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:

- Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày, sao thầy không cho con ngủ ngày?

Thầy trả lời liều:

- Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông Chu Công và Khổng Tử đấy chứ!

Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:

- Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ?

Trò thưa:

- Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử đấy chứ ạ!

Thầy tức giận nói:

- Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nói gì với mày?

Trò trả lời:

- Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trình rằng mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo con rằng: "Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối".





Init();

31Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Mon Jun 22, 2009 10:37 pm

dtnghia

dtnghia

@Thanh Tuyền,

Ngài còn không "biết" thì người phàm như tui nói có "biết" cũng là không "biết".

Mới lượm:

Lòng chân thành, chân thật là cơ sở nền tảng đầu tiên quan trọng nhất

Một lần khi Khổng Tử đang thảo luận cách đối nhân xử thế với những học trò của ông, Zily nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, đổi lại con cũng sẽ đối xử tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế của những người không tốt.”
Zigong nói: ” Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ đáp lại tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con sẽ hướng dẫn họ đến cái tốt.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế giữa những người bạn.”
Yanzi nói: “Nếu người khác đối xử tốt với con, con sẽ tốt với họ; Nếu họ không tốt với con, con cũng sẽ tốt với họ và dẫn họ đến cái tốt.”
Khổng Tử đã luận: “Đây là cách xử thế trong gia đình và người thân. Nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thế giới này bằng lòng chân thành, thành thật, nó sẽ thực sự tốt!”

32Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sun Jun 21, 2009 2:04 am

nttuyen



. Vì "khai trương" có coi ngày giờ nên quả là hên . Thanh đã "mở hàng" ngay sau đó. Và bác Nghĩa "Mập" đã chịu rời khỏi vườn lan (dù là đôi chút) để chấp bút một bài. Các bạn, cứ "vậy" nghe. ( Tui ngán "múa gậy vườn hoang" lắm drunken ).
. KHổng Tử không "biết" nhưng theo Nghĩa : con cháu ngài ngày nay đã "biết" chưa ?
T. có đọc một bài trong một tuyển tập truyện (hiện đại) của người Trung Quốc, nghĩ là có thể "nối" tiếp chữ "biết" mà Nghĩa vừa nêu. Mình thử "nối" , Nghiã , Thanh và quý vị cho ý kiến nghe ! bom

ĐÁNH CỜ NHẢY

Tôn Quân Hồng

Lý Tứ đối xử với nguời rất tốt, năng lực cũng khá, nhưng hoạn lộ không thuận. Ông thường tự than thở : Có người do quan hệ với cấp trên không tốt nên mới không được đề bạt, ngược lại quan hệ của mình với lãnh đạo rất tốt, vì sao không có tác dụng ?
Một ngày chủ nhật , ông ta đang phiền muộn, thấy con trai và bạn đồng học đang chơi cờ nhảy liền tới bên ngồi xem, giải buồn. Con trai ông đang thua liền mấy ván, ông liền gợi ý: Con không biết tự bắc cho mình mấy cái cầu à?

Bắc cầu là con đường ngắn để đi cờ nhảy, mỗi khi bắc được một cầu là có thể nhảy mấy bước liền, làm chơi ăn thật.

Thế cờ của con trai đã rất khởi sắc, Lý Tứ đắc ý nhân đấy dạy con: Cuộc sống cũng có đạo lý như cách đánh cờ, phải học được cách bắc cho mình mấy cái cầu, như vậy mới được nhiều sự giúp đỡ và đi con đường ngắn nhất, thế mới tốt ! Con trai gật đầu liên tục.

Bạn con trai đắc ý nói : Đã thấy chưa? Đây gọi là cách chặn cầu. Bắc cầu dù có tốt đến đâu, khi gặp một cái chặn cầu, bị thua là cái chắc. Vì vậy muốn thắng cờ, không những phải biết bắc cầu mà còn phải biết phòng người khác chặn cầu, vào giờ phút then chốt, còn phải biết chặn cầu người khác. Như vậy mới có thể thắng được !

Lý Tứ ngớ người ra, tiếp đó là đại ngộ, cuối cùng ngửa mặt thở dài. Nữa năm sau, hoạn lộ của Lý Tứ thông suốt, thế như chẻ tre, không ai ngăn chặn được.

-----------
Note: Người Trung Quốc từ xưa đến nay, hình như chưa bao giờ ngừng suy ngẫm, đúc kết ... để tiến lên ? "Láng giềng" với họ, chưa bao giờ là đơn giản, đúng không ?

33Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sun Jun 21, 2009 1:11 am

dtnghia

dtnghia

Chuyện Khổng Tử dắt học trò lên núi:

Buổi sáng, trên đường lên núi, ông và các học trò gặp người tiều phu đang đốn cây. Người này chỉ đốn các cây thẳng, không đốn cây cong. Hỏi ra mới biết củi thẳng bán được giá hơn củi cong. Các học trò kết luận: “Tốt thì chết”. Buổi chiều tối, Khổng Tử và các học trò xuống núi, nghỉ chân tại nhà một người nông dân. Chủ nhà thịt gà làm cơm đãi khách. Trong nhà có những con gà biết gáy và cả những con không biết gáy. Họ quan sát thấy người này đã giết một con không biết gáy. Các học trò kết luận: “Xấu cũng chết”. Học trò thắc mắc với Khổng Tử “Vì sao tốt cũng chết mà xấu cũng chết” thì ông trả lời “Biết thì không chết”. Nhưng thế nào là “biết” thì chính Khổng Tử cũng không trả lời được.

(Chuyện cũ đọc lại)

34Đông Tây Kim Cổ Empty Re: Đông Tây Kim Cổ Sat Jun 20, 2009 10:17 am

ltthanh



Trên thảo nguyên bát ngát, Cây và Cỏ luôn ở bên nhau, đồng hành và thân thiết. Ngọn cỏ non đẹp dịu dàng như một nàng thiếu nữ đang uốn mình mềm mại với chiếc áo dài tha thướt xanh màu ngọc biếc, giản đơn và quyến rũ… Cây cao lớn, sừng sững tựa một chàng trai lực lưỡng đang vươn những cánh tay dài chắc chắn, trải rộng tán lá khỏe mạnh ra xung quanh như bao bọc, chở che, như ôm lấy Cỏ vào lòng. Đầm ấm…

Cuộc sống cứ thế lặng lẽ trôi. Đến một ngày trời xanh hửng nắng, gió mát vi vu thổi, những áng mây trắng trôi bồng bềnh, phiêu lãng ở trên cao. Cây mơ màng, đưa mắt ngước nhìn lên phía những vì sao và nghĩ: “Đẹp quá, nơi đó phải chăng là thiên đàng?”. Cây quyết định sẽ đi đến đó, quyết định rời bỏ ngọn Cỏ, vươn cao mình lên phía những vì sao.

“Anh đi đâu vậy ?” - Cỏ cất tiếng hỏi khẽ.

“Tôi đi tìm những vì sao hạnh phúc” - Cây lạnh lùng đáp và cất bước ra đi. Cỏ im lặng nhìn theo, cúi đầu không nói. Cỏ ở lại một mình nơi triền đất thảo nguyên rộng lớn, còn Cây thì ngày càng vút cao và những cành lá ngày càng vươn xa. Bởi vì Cây mong một ngày đi đến bầu trời cao. Bởi vì Cây mơ ước một ngày được gặp các vì sao ngời sáng…

Khoảng cách của Cây và Cỏ cũng ngày càng xa hơn…

Cuộc sống lặng lẽ trôi đi. Cho đến một ngày, Cây đã trở thành bậc đại thụ sừng sững giữa thảo nguyên bát ngát nhưng vẫn chưa với được những vì sao cho riêng mình… Cỏ cũng không còn màu xanh nữa mà trở nên vàng úa, và lặng lẽ ở phía dưới cây cao.

Cây bắt đầu mệt mỏi nhận ra rằng mình không thể đi đến cái nơi bản thân vẫn cho là thiên đường hạnh phúc. Cây hối hận nhìn xuống phía dưới. Cỏ vẫn ngồi đó, vẫn đang vui đùa với những cánh hoa, vẫn đang thướt tha cùng muôn loài bướm.

Cây chợt cảm thấy nuối tiếc, hối hận khi hiểu: Hạnh phúc chính là điều mà Cây đã từng có và đánh mất. Cây buồn, nỗi buồn không thể nói cùng ai…

“Cây ở trên đó thế nào?” - Một ngày Cỏ cất tiếng hỏi thăm.

“Mọi thứ ở đây đều tốt. Được làm bạn với Gió và nghe tiếng chim hót líu lo. Cuộc sống muôn màu và rất là vui vẻ” - Cây ngẩng cao đầu trả lời ngọn Cỏ.

“Vậy là Cây đã tìm thấy những vì sao hạnh phúc ?” - Cỏ nhìn Cây hỏi tiếp.

Cây gật đầu đưa mắt nhìn Cỏ rồi khẽ mỉm cười quay đi, ngẩng cao đầu hướng về phía các vì sao lơ đãng. Không phải vì Cây muốn tiếp tục đi tìm hạnh phúc mà đơn giản, Cây đang cố tránh một ánh mắt nhìn. Vì Cây đang nói dối! Vì Cây biết mình cô độc. Vì Gió chỉ đến rồi Gió lại đi. Gió bỏ Cây ở lại và lả lơi thổi mãi chứ không bao giờ dừng lại. Và Chim cũng vậy, Chim không thể ở đó hót mãi cho Cây nghe.

Cây biết Cây là kẻ cô đơn nhưng cái bản tính kiêu căng vốn có đã không cho phép Cây hạ độ cao, thừa nhận sự nuối tiếc. Cây sợ phải xấu hổ, sợ tỏ ra mình yếu đuối. Vì thế, Cây mãi ngẩng cao đầu và không chịu nhìn xuống…

Cuộc sống lại lặng lẽ trôi đi… Cho đến một ngày, Bão đến! Cây đương đầu chống chọi. Bão gào rú, Cây ngả nghiêng rung chuyển. Bão thổi mạnh, Cây bật gốc lung lay. Bão cười, Bão đẩy nhẹ, Cây ngã xuống đổ gục, nằm yên trên thảo nguyên lạnh lẽo… Cây kiệt sức, lịm đi.

Hôm sau Bão hết, trời xanh lại hừng sáng. Cây mở mắt nhìn lên, bầu trời xa vời vợi, nhưng màu xanh của Cỏ thì lại thật gần, và ấm áp.

Cây chết, cỏ mọc xung quanh. Một thời gian sau nơi cây đổ xuống mọc lên một loài cây lạ. Và người ta đặt cho nó tên là cây Xấu Hổ. Một cây Xấu Hổ với cỏ mọc xung quanh.

Đôi khi con người ta cứ mải mê lao mình vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc để rồi có lúc chợt nhận ra rằng hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình nhưng lại không có đủ can đảm và không đủ dũng cảm để cúi xuống nhặt nó lên…

35Đông Tây Kim Cổ Empty Thầy trò dạy nhau Sat Jun 20, 2009 1:57 am

nttuyen



. Thường Tung yếu.
Lão Tử đến thăm , hỏi rằng : "Tôi xem ra tiên sinh mệt nặng. Dám hỏi tiên sinh còn có câu gì để dạy chúng con không ?"
Thường Tung nói :" Qua chổ cố hương mà xuống xe, ngươi đã biết điều ấy chưa ?"
Lão Tử thưa :" Qua chổ cố hương mà xuống xe, có phải nghĩa là không quên nơi quê cha đất tổ không ?"
- Ừ, phải đấy. Thế qua chổ có cây cao mà bước rảo chân, ngươi đã biết điều ấy chưa ?
- Qua chỗ cây cao mà bước rảo chân, có phải là kính những bậc già cả không ?
- Ừ phải đấy.
. Thường Tung há miệng ra cho Lão Tử xem và hỏi rằng :
- Lưỡi ta còn không ?
Lão Tử thưa : Còn.
Thường Tung lại há miệng ra cho Lão Tử xem lần nữa và hỏi rằng :
- Răng ta còn không ?
Lão Tử thưa : Rụng hết cả.

- Thế ngươi có rõ lý do ấy không ?
- Ôi ! Lưỡi còn lại, có phải tại lưỡi mềm không ?
Răng mà rụng hết, có phải tại răng cứng không ?
- Ừ phải đấy. Việc đời đại để như thế cả. Ta không còn gì để nói cùng các ngươi nữa.


(Thuyết Uyển - Trích Cổ học tinh hoa )


---------

36Đông Tây Kim Cổ Empty Đông Tây Kim Cổ Sat Jun 20, 2009 1:36 am

nttuyen



. Like a Star @ heaven Tinh hoa văn hoá Phương Đông, Phương Tây có thể nói là những kho tàng của nhân loại không hề sợ bị cạn kiệt bởi lẽ khi nhân loại càng khai thác, tìm hiểu thì không chỉ tri thức của họ được vun bồi , giàu có hơn lên, mà qua đó, những kho tàng tinh hoa kia lại càng được chắt lọc rồi tích tụ ngày càng nhiều hơn, tinh hoa hơn nữa...
. sunny Xin mời thầy cô, các bạn cùng tham gia chủ đề mới nêu trên với tiêu chí : mỗi câu chuyện, mỗi ngụ ngôn, mỗi lời khuyên răn mà các thầy cô, các bạn đắc ý, thấu hiểu ... đem chia sẽ với các thành viên trên điễn đàn này, sẽ thành "tinh hoa" chung cho tất cả chúng ta.


--------------

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết